Cart

Hamster Đến Từ Đâu?

Bạn có từng thắc mắc chuột Hamster đến từ đâu không? Chúng có giống chuột bạn hay thấy ở nhà không? Để chúng mình giải đáp thắc mắc cho bạn. 

Hamster là vật nuôi phổ biến trong nhiều gia đình, chúng có nguồn gốc từ địa hình hoang dã của Đông Nam Âu, Trung Đông và Châu Á. Một số được lai tạo để sống trong điều kiện nuôi nhốt và một số được thích nghi để sử dụng trong nghiên cứu khoa học. Ngày nay, vẫn còn những quần thể chuột Hamster hoang dã trên khắp thế giới, nhưng chúng tương đối hiếm. 

Theo nghiên cứu có hơn 24 loài hamster được công nhận, nhưng chỉ có 5 loài trong số này được bán làm thú cưng .  

Hamster sống ở đâu trong tự nhiên? 
Một trong những loài hamster hiếm gặp nhất là loài Syria hoặc hamster vàng. Chúng có nguồn gốc từ các sa mạc ở Syria, loài này gần như bị săn bắt đến mức tuyệt chủng vào những năm 1920.  

Tuy nhiên, vào năm 1930, nhà khảo cổ học Israel Aharoni đã tìm thấy một ổ chuột Syria hoang dã ở Aleppo, Syria. Hamster mẹ và con của nó đã được mang đến một phòng thí nghiệm ở Israel. Những con chuột hamster này đã được lai tạo thành công và con cái của chúng được xuất khẩu sang các nơi khác nhau trên thế giới để làm vật nuôi. Sự phổ biến của chúng cũng bắt đầu từ đây.  

Ngày nay, chuột đồng Syria hoang dã được coi là loài dễ bị tuyệt chủng do quần thể thấp. Chúng hiếm khi được nhìn thấy trong tự nhiên. Chỉ có ba cuộc thám hiểm khoa học đã quan sát thấy loài này trong tự nhiên, gần đây nhất là vào năm 1999. Có rất nhiều các giả thuyết về lý do tại sao số lượng chuột đồng giảm, trong đó lí do được nhiều người tán thành nhất là do việc mở rộng các hoạt động nông nghiệp và phát triển của con người, ảnh hưởng vào địa hình sinh sống của chuột đồng hoang dã.  

Hamster châu Âu là một loài khác hiếm gặp trên thế giới. Chuột đồng châu Âu có kích thước tương đối lớn và hung dữ trong điều kiện nuôi nhốt. Một câu chuyện đã được ghi lại về tính hung hăng của loài này: Chúng tấn công một con chồn hương trong lồng và ăn thịt con của chính mình. Môi trường sống tự nhiên của chúng là ở cánh đồng, rừng. Nhưng hiện nay chúng thường di chuyển vào các thành phố để tìm thức ăn và nơi ở.

Chuột đồng châu Âu là loài động vật có vú suy giảm mật độ nhanh nhất và hiện không có mặt trong 75% môi trường sống ở châu Âu. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này một phần có thể là do việc chuyển đổi môi trường sống trong rừng và đồng cỏ của chúng thành các cánh đồng ngô. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng ngô liên kết với vitamin B3 hoặc niacin dẫn đến sự thiếu hụt các chất này trong tự nhiên. Do đó, Hamster bị thiếu niacin thường ăn cả đồng loại của chúng, điều này có thể lí giải cho việc số lượng quần thể loài này ngày càng giảm. 

Nguồn gốc của chuột Hamster
Những con chuột đồng hoang dã đầu tiên được phát hiện ở châu Âu và châu Á ở các quốc gia Syria, Hy Lạp, Romania, Bỉ và miền bắc Trung Quốc. Nhìn chung, chuột đồng thích sống ở những nơi khô ráo, ấm áp, chẳng hạn như: Thảo nguyên miền núi, các đụn cát, các cạnh sa mạc, các khu vực thưa thớt nhiều đá,...

Những vị trí này rất lý tưởng để đào hang hóng mát trong những ngày hè nóng nực. Hamster là loài sống về đêm, thích ngủ vào ban ngày. Cũng vì lí do đó mà thị lực của chúng rất kém, phải sử dụng khứu giác để điều hướng. Thêm nữa, nhờ các tuyến mùi trên lưng, chuột đồng để lại dấu vết của mùi hương bằng cách cọ lưng vào đồ vật khi chúng đi ngang qua. Hành động này như thể tạo ra một kí hiệu để chúng định hướng được xung quanh. 

Hamster thuần hóa và hamster hoang dã có phần giống nhau nhưng không phải hoàn toàn. Các loài hoang dã thường có kích thước lớn hơn và tính khí hung dữ hơn. Những con chuột Syria bị bắt, được chăm sóc trong điều kiện nuôi nhốt đã được phát hiện ăn thịt con của chúng. Hơi rùng rợn, nhưng mình nghĩ chắc một phần do bị bắt làm tâm lí chúng hoảng loạn thay đổi tính cách.

Trong môi trường sống tự nhiên, chuột đồng có các đặc điểm và màu lông khác với các họ hàng của chúng. Chuột đồng hoang dã thường có bộ lông màu nâu nhạt hoặc xám trên lưng, giúp chúng ngụy trang khỏi những kẻ săn mồi. Chúng cũng có dạ dày nhợt nhạt, cái mà phản ánh nhiệt độ bề mặt mặt đất để đảm bảo chúng không bị quá nóng hoặc quá lạnh.  

Một số loài hoang dã, chẳng hạn như chuột lang Djungarian, thường ăn trộm hang của các động vật khác thay vì tạo hang của chúng để sống. Đúng là "một kẻ trộm lười biếng" mà. Hamster hoang dã sẽ sử dụng túi má của chúng để thu thập nhiều thức ăn nhất có thể mang về hang để dự trữ. Điều này đảm bảo chúng có thức ăn sử dụng quanh năm kể cả khi nguồn thực phẩm khan hiếm. Nhiều trong số những hành vi “hoang dã” này có thể được nhìn thấy ở những chú chuột lang đã được thuần hóa, vì chúng cũng thích đào hang và tích trữ thức ăn trong lồng của chúng đấy.

PetMD

Facebook Linkedin Top