Cart

Hiện tượng áp xe, sốc phản vệ sau tiêm

Hề lô. Xin chào các bạn. Chào mừng các bạn đến với số thứ 3 của chuyên mục :" Một vạn câu hỏi vì sao?". Tiếp nối câu chuyện còn dang dở tuần trước, tự tiêm vaccine cho thú cưng dễ hay khó? Chắc các bạn đã có câu trả lời cho mình rồi đúng không? Như đã bật mí ở cuối bài trước, tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu về các phản ứng nguy hiểm sau tiêm vaccine. Còn chần chờ gì nữa, bắt đầu ngay thôi nào!

❓Các phản ứng nguy hiểm sau khi tiêm vaccine❓

1. Hình thành ổ áp xe

☘ Áp xe là tên gọi của một tổ chức viêm nhiễm, khư trú thành một khối mềm, bên trong chứa đầy mủ cấu tạo bởi vi khuẩn, xác bạch cầu, các mảnh vụn.

Ảnh: Ổ áp xe đã được loại bỏ mủ ở chó

✅Tại sao tiêm lại hình thành ổ áp xe: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe sau tiêm, nhưng ở bài viết này chúng mình chỉ đề cập đến vấn đề bị áp xe do tiêm thôi nhé, nên có thể kể đến một vài nguyên nhân sau

Do tiêm sai cách, làm vết tiêm bị sưng, có mủ, dẫn tới áp xe. Cũng có thể do bạn đã vệ sinh không đúng cách chỗ tiêm khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết tiêm gây nên tình trạng sưng mủ, hình thành áp xe.

✅Triệu chứng: Ở vị trí tiêm hình thành vết sưng mềm, có nhiều mủ. Mủ có thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, trắng, xanh lá cây. Thậm chí đôi khi còn có máu. Khi đụng vào thì con vật tỏ ra đau đớn. Do quá trình viêm tại vị trí áp xe, nên con vật sẽ nóng sốt, chán ăn, bỏ ăn, lười di chuyển.

✅Cách điều trị: Lời khuyên cho mọi người là nên đưa thú cưng của bạn đến phòng khám thú y để được điều trị kịp thời nhé. Tại đây, các bác sĩ sẽ thực hiện các thủ thuật như: gây mê, nặn mủ, vệ sinh, dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ, mà các bác sĩ thú y sẽ áp dụng các phương pháp khác nhau. Sẽ thật khó để bạn thực hiện những bước này tại nhà mà không có chuyên môn phải không nào? Nên tốt nhất hãy mang Boss của mình đến phòng khám thú y nhé.

✅Cách hạn chế bị áp xe sau tiêm: Sau khi tiêm xong, bạn nên xoa thật kĩ khu vực vừa tiêm, để vaccine không bị đọng lại. Giữ vệ sinh cho thú cưng thật tốt để không tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Có chế độ ăn uống phù hợp để Boss nhà bạn luôn có một hệ miễn dịch khỏe mạnh đánh bay mầm bệnh nhé.

 

2. Sốc phản vệ

🍀 Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ giải phóng ra một lượng lớn chất trung gian hóa học có thể gây sốc, huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở gây khó thở. Các phản ứng quá mẫn có thể xảy ra ngay khi vừa tiêm hoặc trong vòng 2 giờ kể từ lúc tiêm

✅Lí do bị sốc phản vệ: Do chất lượng vaccine không đảm bảo hoặc do đặc điểm di truyền con vật dễ bị dị ứng,..

✅Triệu chứng: Toàn thân con vật run rẩy, loạng choạng, mắt đờ đẫn, sùi bọt mép, nghiến răng, khó thở, cơ co giật, lông dựng, nôn mửa. Chảy máu ở miệng mũi, chướng hơi. nôn mửa và có thể chết. Tùy vào mức độ dị ứng của từng cá thể, mà triệu chứng biểu hiện nặng nhẹ khác nhau đó.

Ảnh: Chú chó nôn mửa, run rẩy do sốc phản vệ sau tiêm

✅Cách xử lí: Để con vật ở nơi thoáng mát, tránh làm con vật hoảng sợ. Khẩn trương tiêm các thuốc chống sốc, trợ sức trợ lực như vitamin, cafein, glucoza,... Nhưng phải đảm bảo thuốc bạn có sẵn và chắc chắn rằng bạn biết cách tiêm. Nếu không cách tốt nhất là bạn nên mang Boss của mình đến ngay phòng khám thú y gần nhất, càng sớm càng tốt nhé.

 

😍Vậy là hết chuyên mục tuần này rồi. Đây là 2 trong số những phản ứng dễ gặp và nguy hiểm với thú cưng sau tiêm. Hi vọng là chúng mình đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn. Hẹn gặp lại các bạn vào số thứ 4 19h tuần sau nhé!

Facebook Linkedin Top