Cart

Phương pháp tiêm trợ tử hai mũi cho thú cưng: Những điều cần biết

Là một người yêu động vật, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ “an tử” cho thú cưng. Giải thích một cách ngắn gọn thì khi vật nuôi mắc hiểm nghèo và không có khả năng hồi phục, trợ tử sẽ là phương án được bác sĩ thú y đưa ra nhằm giảm sự đau đớn kéo dài với chúng, đồng thời giúp chủ nuôi có cơ hội được nói lời tạm biệt cuối cùng. Trong bài viết này, hãy cùng Vinoda tìm hiểu về "Tiêm Trợ Tử Hai Mũi" - Một trong những phương pháp đang vô cùng phổ biến thời gian gần đây bạn nhé!

Tiêm trợ tử hai mũi là gì?

Với phương pháp này, mũi tiêm ban đầu sẽ được thực hiện trong tĩnh mạch (IV) hoặc trong cơ (IM) để động vật đạt được sự an thần cực độ. Mũi tiêm thứ hai sau đó được thực hiện qua đường tĩnh mạch có tác dụng như một mũi an thần quá liều.

Cả hai cách tuy đều giúp động vật an thần hoặc gây mê, nhưng không phải bác sĩ thú y nào cũng sử dụng các loại thuốc giống nhau. Dưới đây một số thông tin chung ngắn gọn nhất.

  1. Lần tiêm đầu tiên: Thuốc an thần liều mạnh

Telazol: Telazol là một loại thuốc an thần được sử dụng phổ biến cho chó và mèo, với 2 thành phần chính là Tiletamine và Zolazepam. Trong khi Tiletamine được coi là một loại thuốc gây mê phân ly thì Zolazepam khá giống với Valium, thuộc nhóm Benzodiazepin.

Cả hai loại thuốc đều không có tác dụng giảm đau, nhưng khi kết hợp với nhau, chúng đem đến hiệu quả an thần cực kỳ mạnh mẽ, tương đương với việc gây mê hoàn toàn. Khi được sử dụng để trợ tử, thú cưng sẽ được gây mê hoàn toàn và không còn cảm thấy đau đớn nữa.

Ketamine: Là một loại thuốc gây mê phân ly (hiểu ngắn gọn tức là khi sử dụng, não và cơ thể được bệnh nhân sẽ trải qua hai quá trình riêng biệt), thường được kết hợp với Valium để tạo ra tác dụng tương tự như Telazol. Ketamine, tuy nhiên lại có một số tác dụng giảm đau, vì vậy nên được nhiều bác sĩ thú y lựa chọn sử dụng trong các thủ thuật y tế. 

Tuy nhiên, khi được sử dụng với mục đích trợ tử, sự khác biệt sinh lý giữa ketamine / valium và Telazol được coi là rất nhỏ. Telazol thông thường sẽ được ưu tiên sử dụng hơn vì nó không bị Cơ quan Thực thi Ma túy kiểm soát chặt chẽ như Ketamine (thường được sử dụng trái phép chất kích thích, ma túy). 

Propofol: Một loại thuốc khác thường sử dụng để gây mê và  phổ biến trong hầu hết các phương pháp trợ tử. Tuy nhiên, propofol lại có giá thành tương đối cao. Vì lẽ ấy mà nhiều bác sĩ thú y tích trữ phần còn dư của những lọ thuốc từng được sử dụng một lần trước đó,  để làm mũi tiêm đầu tiên của quá trình trợ tư. Việc tái chế thuốc này là hoàn toàn hợp đạo đức, an toàn và hiệu quả cao, dù thông thường các bác sĩ không bao giờ sử dụng lại những lọ thuốc này cho bệnh nhân còn sống bởi nguy cơ gây lây nhiễm bệnh.

Lưu ý: Tất cả các loại thuốc trên thường được tiêm qua đường tĩnh mạch, bởi Propofol không thể truyền qua đường bắp và cả Telazol, Ketamine lẫn Valium đều gây phản ứng châm chích khi truyền qua cơ. Ngoài ra, tiêm tĩnh mạch còn gây tác dụng nhanh chóng khi hầu hết các loài động vật đều rơi vào trạng thái “ngủ sâu” trong vòng vài giây.

Medetomidine: Được bán trên thị trường với tên gọi Domitor, sản xuất bởi Pfizer, là loại thuốc tuyệt vời giúp gây ra hiệu ứng an thần giảm đau bằng cách tiêm bắp, không gây châm chích cho chó. Medetomidine thường được trộn với thuốc phiện và các loại thuốc khác, cũng có tác dụng tốt trong việc tiêm bắp không đau ở mèo. Tuy nhiên, giá thành của nó lại không hề rẻ.

Acepromazine: Hay được gọi là “Ace”, là một loại thuốc an thần thường được sử dụng trong thực hành thú y giúp làm dịu sự hung hãn của chó thông qua đường tiêm bắp. Ace được ưa chuộng vì giá thành rẻ và khả năng bị lạm dụng thấp. Một số động vật phản ứng với vết chích của kim khi tiêm bắp, nhưng rất có khả năng loại thuốc này sẽ được đưa vào sử dụng trong các chế phẩm tiêm tĩnh mạch. 

Xylazine: Rất nhiều bác sĩ thú y bao gồm loại thuốc này như thành phần chính của mũi  tiêm đầu tiên. Nó được sử dụng phổ biến nhất như một loại thuốc an thần ở ngựa nhưng đồng thời cũng là sự lựa chọn hoàn hảo, không tốn kém khi tiêm trợ tử cho động vật nhỏ.

Một lưu ý khác: không có loại thuốc nào trong số này gây ra dạng tê liệt “tỉnh táo” như điều mà nhiều chủ nuôi lo sợ, bởi mục tiêu của giai đoạn này là an thần / gây mê sâu.

 

  1. Mũi tiêm thứ hai - Mũi tiêm cuối cùng

Barbiturates: Hầu như tất cả các bác sĩ thú y đều sử dụng barbiturates cho lần tiêm thứ hai này. Nhiều chế phẩm khác nhau của barbiturates được sử dụng để gây quá liều cho động vật một cách nhanh chóng. Tiêm tĩnh mạch là phương pháp được sử dụng nhiều phổ biến nhất để bắt đầu gây ngừng tim một cách nhanh chóng (trong vòng 15 - 60 giây trong hầu hết các trường hợp).

Tuy nhiên nếu mũi tiêm đầu tiên đã cực kỳ hiệu quả, thì tiêm vào màng bụng (vào bụng) hoặc tiêm trong tim (trực tiếp vào tim) được coi là một phương pháp thay thế nhân đạo. Điều này thường xảy ra khi đường truyền tĩnh mạch trở nên phức tạp do mất nước nghiêm trọng, sốc phản vệ hoặc một số nguyên nhân khác gây hạn chế khả năng tiếp cận tĩnh mạch.

Lưu ý: Việc tiêm barbiturates vào tim gây đau đớn và KHÔNG BAO GIỜ được tiêm cho động vật chưa được gây mê hoặc đã bất tỉnh. Tuy nhiên, tiêm barbiturates vào màng bụng ở động vật còn tỉnh táo, được coi là một phương pháp nhân đạo theo tiêu chuẩn của một số bác sĩ thú y. Tuy không gây đau đớn, nhưng một số bác sĩ thú y lại không chọn phương pháp này vì nó có thể kéo dài quá trình chìm vào giấc ngủ sâu của con vật. 

Chỉ một mũi tiêm liệu có đủ?

Một số bác sĩ thú y vẫn chọn phương pháp tiêm một lần nếu như con vật đã rơi vào trạng thái hôn mê từ trước đó. Gần đây nhất là năm năm trước, phần lớn các bác sĩ thú y vẫn đang sử dụng phương pháp tiêm một lần và mặc dù nó vẫn được coi là nhân đạo, động vật thường vẫn sẽ vật lộn và tỏ ra kháng cự cho đến khi tử vong. Điều này được khắc phục hoàn toàn với phương pháp tiêm hai mũi.

Điều gì sẽ xảy ra nếu động vật vẫn cử động sau mũi tiêm thứ hai?

Chuyển động sau khi chết (chẳng hạn như hít vào) không được coi là dấu hiệu của đau đớn hoặc tử vong không hoàn toàn. Trong thực tế đây là điều thường gặp, được gây ra bởi các xung điện còn lại trong các dây thần kinh ngoại vi của cơ thể sau khi sóng não đã ngừng.

Với phương pháp tiêm hai mũi, điều này sẽ được hạn chế tối đa giúp giảm bớt cảm giác đau đớn hoặc khó chịu của người nuôi khi chứng kiến. 

Một ống thông đường tĩnh mạch có cần thiết không?

Một số bác sĩ thú y yêu cầu đặt một ống thông IV trước khi thực hiện chế độ an toàn để tăng tính bảo mật. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ thoải mái của bác sĩ thú y khi tiêm tĩnh mạch. Tuy không thật sự cần thiết nhưng nó lại đảm bảo rằng quá trình sẽ diễn ra suôn sẻ hơn trong hầu hết các trường hợp. Trên thực tế, nhiều bác sĩ có xu hướng không sử dụng chúng vì họ hiểu sự khó chịu của chó với phương pháp này. Một số bác sĩ thú y lại tiêm mũi đầu tiên và sau đó đặt ống thông tĩnh mạch. 

Kết luận

Dẫu biết an tử cho thú nuôi là một trải nghiệm khó khăn về mặt cảm xúc và tinh thần, nhưng tìm hiểu về nó lại hoàn toàn cần thiết.  Hy vọng bài đăng này đã cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích về trợ tử, giảm bớt sự căng thẳng về các khía cạnh kỹ thuật của phương pháp này.

Tác giả bài viết: Patty Khuly, DVM - PetMD & Dịch bởi VINODA

Facebook Linkedin Top