Cart

Viêm kết mạc ở chó mèo

Viêm kết mạc ở chó mèo, còn được gọi là bệnh mẩt hồng do nhiều nguyên nhân khác nhau, do virus, do vi khuẩn hoặc do các tác nhân cơ học. Triệu chứng thường bao gồm mắt đỏ, sưng, chảy nước mắt, và có thể có mủ, con vật cộm ngứa sưng đỏ phẩn kết mạc. Là triệu chứng phổ biến trong bệnh nhãn khoa

Vị trí giải phẫu của kết mạc

Có 2 loại kết mạc: 
Kết mạc nhãn cầu: Bao phủ lòng trắng mắt
kết mạc mi: Lớp niêm mạc màu hồng bao phủ bề mặt trong của mi trên và mi dưới mắt và mí mắt thứ 3
 

A. Kết mạc nhãn cầu

B. Kết mạc mi dưới: Sung huyết

Nhận biết 

Kết mạc đỏ và sưng lên

Dịch tiết mắt: đục, vàng hoặc xanh lục; chớp mắt hoặc nheo mắt nhiều; và đỏ và sưng quanh mắt. Dịch màu xanh hoặc vàng thường là dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn; chất dịch trong hoặc trắng có nhiều khả năng là do dị ứng hoặc dị vật trong mắt. Thông thường cả hai mắt đều bị.

Dấu hiệu khác có thể có: Lông rụng vùng mắt, chảy nước mũi, hắt hơi, ho

 

Nguyên nhân

Chó: Thường là kế phát nhiễm trùng sau chấn thương

  • Do nhiễm vi khuẩn: Staphylococcus, Streptococcus => Thường là kế phát sau chấn thương, nhiễm khuẩn nội tiết
  • Do virus: Herpesvirus và Adenovirus =>Viêm kết mạc virus thường lan truyền nhanh chóng qua tiếp xúc với các chó khác hoặc qua vật chất nhiễm khuẩn.

Ngoài da còn có 1 số nguyên nhân khác như bệnh khô kết giác mạc (keratoconjunctivitis sicca - chiếm khoảng 1-5% ca bệnh về mắt), hoặc do viêm nhiễm đường hô hấp trên tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào mắt

Mèo: Chủ yếu do vi khuẩn và virus tấn công

  • Do vi khuẩn: Chlamydophila felis và Mycoplasma, là 2 vi khuẩn phổ biến gây bệnh nguyên phát cho mèo. 
  • Do virus: virus herpes, virus calicillin, sau khi nhiễm 2 loại virus này con vật thường bị kế phát bởi Streptococci và Staphylococci.

Các nguyên nhân nguyên phát khác khiến chó mèo bị viêm kết mạc như: quặp mi, khối u ở mắt, tắc lỗ lệ, tăng nhãn áp, loét giác mạc.

 

Chẩn đoán:

Lâm sàng: Tình trạng kết mạc đỏ rất dễ để nhận biết.

 

Điều trị

Nên sử dụng thuốc nhỏ mắt có kháng sinh phổ rộng để kiểm soát nguyên nhân phát hoặc thứ phát và thuốc kháng viêm để giảm viêm.

BIOGENTADROP ® - BIO PHARMACHEMIE

 

1. Viêm kết mạc do Herpesvirus

Mặc dù những bệnh nhiễm trùng này thường nhẹ và tự khỏi nhưng mèo bị nhiễm bệnh vẫn mang vi-rút và có thể tái phát không liên tục. Con vật có thể tự khỏi với các trường hợp nhẹ

Vì là bệnh do virus nên kháng sinh chỉ sử dụng để phòng kế phát

-Kháng sinh: doxycycline, 2 đến 5 mg/kg cân nặng, mỗi ngày, chia thành 1-2 lần uống

-Kháng virus (Sử dụng trong trường hợp nặng): Famciclovir 125-250 mg cho mèo hai lần mỗi ngày.

-Lysine (L-Lysine), đẩy nhanh quá trình lành vết thương: 250-500 mg mỗi lần, cho mèo, hai lần mỗi ngày.

(Có thể sử dụng thêm Interferon-alpha, là thuốc khích thích miễn dịch)

 

2.Chlamydophila hoặc Mycoplasma

  • Thuốc mỡ tra mắt Tetracycline. 
  • Kháng sinh đường uống Azithromycin.

3. Viêm kết mạc dô tăng bạch cầu ái toan hoặc dị ứng

Thuốc mỡ hoặc thuốc nhỏ corticosteroid tại chỗ. 

4. Sử dụng thuốc nhỏ và thuốc mỡ cho con vật như thế nào?

  • Các loại thuốc nhỏ cần nhỏ từ 3 - 6 lần từ khi bắt đầu điều trị. Thuốc mỡ cần ít thường xuyên hơn nhưng khó để tra mắt cho con vật hơn.
  • Nên có 2 người, một người bế bé mèo, một người đưa thuốc, việc tra thuốc hay nhỏ mắt sẽ dễ dàng hơn
  • Thuốc mỡ nên tra khoảng 0,6 đến 1,25 cm vào mỗi mắt, sau đó nhắm mắt lại để bôi thuốc mỡ lên nhãn cầu. Các chế phẩm dạng lỏng cần khoảng 1 - 2 giọt mỗi mắt là đủ
Nguồn: Tổng hợp
Facebook Linkedin Top