Cart

Bệnh đầu đen (bệnh kén ruột, viêm gan ruột truyền nhiễm) ở gà, tìm hiểu về căn bệnh và cách điều trị

Bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis còn được gọi là bệnh đầu đen hay bệnh kén ruột, viêm gan ruột truyền nhiễm, bệnh thường xảy ra ở các chuồng nuôi chăn thả, chuồng nền đất do bệnh được lây truyền chủ yếu qua trứng của giun kim nên tồn tại rất lâu trong đất.

1. Giới thiệu căn bệnh

Bệnh đầu đen có tên gọi khác là bệnh kén ruột, hay bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm trên gà

Bệnh tích đặc chưng: Viêm hoại tử tạo mủ ở manh tràng và gan

Kéo dài: 7- 25 ngày

Tỉ lệ tử vong: 45-50%

Bệnh không ồ ạt mà xảy ra lẻ tẻ, gà bị bệnh thường đứng lẻ loi rúc đầu vào cánh tìm chỗ sưởi, lúc gần chết một số biểu hiện đi không vững run rẩy, da chân khô

 

Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis 

Khi ở manh tràng - thể trùng roi 20 -30 µm 

Khi ở niêm mạc manh tràng - thể tự dưỡng 5 -10 µm 

Khi ở Gan - thể amip 8 -15µm 

Loài ký sinh: gà nhà, gà tây, công, trĩ, chim cút, gà lôi

 

Đơn bào Histomonas meleagridis có 2 vòng đời

1. Vòng đời bên trong cơ thể giun kim: Đơn bào từ ruột giun đi xuống xoang ruột sau đó xâm nhập vào mầm của buồng trừng và vào trứng của giun kim, đối với con đực đơn bào đi vào cơ quan sinh sản và xâm nhập vào giai đoạn tiền tinh trùng. Trứng của giun kim sẽ bảo vệ mầm bệnh ở ngoài môi trường, hoặc trong cơ thể giun kim

2. Vòng đời trong cơ thể gà: Gà ăn phải trứng giun kim hoặc giun kim chứa mầm bệnh, tại ruột gà trứng nở ra thành ấu trùng, tại manh tràng đơn bào lột xác và nhân lên ở đây tạo ra kén (một trong những bệnh tích đặc chưng nhất), mầm bệnh gây ra hoại tử niêm mạc và hoại tử cơ, theo hệ tuần hoàn gây hoại tử gan

 

Phương thức truyền lây

Bệnh truyền qua đường tiêu hóa, gà khỏe ăn thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh, khi sức đề kháng của gà giảm, bệnh sẽ phát ra. Gà bệnh thải phân, mầm bệnh có trong trứng giun kim hoặc phân gà chứa mầm bệnh được giun đất ăn, do đó mầm bệnh tồn tại rất lâu trong môi trường vì vậy rất khó xử lý triệt để. Ở những khu vực chăn nuôi gà đã từng mắc bệnh, những lứa nuôi tiếp theo có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.

 

Triệu chứng

- Gà ủ rũm, xã cánh, lông xơ xác, đầu sưng nhẹ

- Gà giảm ăn, tăng trưởng kém, khát nước nhiều

- Tiêu chảy, phân màu vàng (màu lưu huỳnh)

- Bệnh không gây thành dịch, gà chết lẻ tẻ. Khi kết hợp với S.typhimurium và E.coli làm gà chết nhiều

 

Bệnh tích đặc chưng

2 bệnh tích đặc chưng nhất là ở gan và manh tràng 

| Classic lesions resulting from Histomonas meleagridis infection. (A,B) Caseous cheese-like cecal core; (C,D) focal necrosis resulting in target-like liver lesions (Created with BioRender.com).

(AB) Kén màu trắng kem giống phô mai (CD) hoại tử hình hoa cúc

 

Gan: sưng to gấp 2-3 lần, mễm nhũ. Giai đoạn đầu gan ciêm xuyết huyết, về sau có những đốm hoại tử hình tròn to bằng hạt đậu xanh, được gọi là hoại từ hình hoa cúc

Manh tràng: Viêm, thành manh tràng (ruột thừa) dày lên nhiều lần. Dịch viêm, hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng và chất chứa tích lại trong manh tràng tạo thành kén rắn chắc, màu trắng giống phô mai

 

Chẩn đoán

Lâm sàng: Dựa vào triệu chứng lâm sàng điển hình ở manh tràng và gan

Ngoài ra có thể áp dụng phương pháp chẩn đoán PCR và miễn dịch học

 

Điều trị 

Ức chế và diệt đơn bào bằng Sulfadimethoxine liều 40mg/kgTT

Kháng sinh diệt khuẩn: Tylosin liều 10mg/kgTT

Thuốc trợ sức Vitamine C: liều 15mg/KgTT

Ức chế vi khuẩn bằng bột tỏi liều 30g/kgTT

Ngoài ra cần lưu ý tẩy giun cho gà trong quá trị, làm tăng tỉ lệ khỏi bệnh, do diệt được giun kim, vật chủ trung gian của mầm bệnh trong ruột gà.

Quản lý đàn gà và vệ sinh chuồng nuôi, chăm sóc gà đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho gà

 

Phòng bệnh

-Không nuôi chung với gà Tây

-Bắt đầu từ ngày 20 trở đi, pha thuốc tím hoặc đồng sunfat cho gà uống 20ngày/lần

-Phòng bệnh bằng cách tiêu diệt vật chủ trung gian: rắc vôi bột hàng tháng để diệt trừ đơn bào Histomonas meleagridis  hoặc dùng foocmon 2% phun chuồng trại và các khu vực trong chuồng nuôi.

 

Nguồn: Giáo trình bệnh truyền nhiễm/VietDVM

Facebook Linkedin Top