Cart

Bệnh Reovirus trên vịt - hiểu nhanh về bệnh

Bệnh gây nhiễm trùng nghiêm trọng đường hô hấp và tiêu hóa. Nó có thể gây ra tình trạng suy giảm năng suất, tỷ lệ sống và gây khó khăn trong việc quản lý đàn vịt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Reovirus trên vịt, từ nguyên nhân đến cách quản lý.
Nguyên nhân
Là một bệnh truyền nhiễm do virus Reoviridae gây ra,
Tiếng anh là Duck Reovirus (DRV). Gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong chăn nuôi vịt
 
Con đường lây truyền
Ngang: Trực tiếp hoặc gián tiếp qua vật dụng
Dọc: Vịt mẹ sang vịt con
 

 

 
Triệu chứng

Vịt thường phát bệnh từ 2 đến 14 ngày sau tiếp xúc với virus, và đỉnh điểm tử vong thường xảy ra vào khoảng 5 đến 7 ngày sau khi phát bệnh. Các triệu chứng phổ biến của vịt, ngan, và ngỗng bị nhiễm bệnh Reovirus bao gồm:

  • Suy nhược nghiêm trọng: Vịt thường rất yếu và không muốn vận động.
  • Thể trạng suy yếu: Chúng thường có chân yếu, co rúm, và tỏ ra mệt mỏi.
  • Giảm ăn: Vịt có thể trở nên chán ăn và chỉ ít khi ăn.
  • Tiêu chảy: Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện, phân trở nên lỏng màu vàng, trắng xám hoặc kết hợp với màu xanh, và thường có chất nhầy.
  • Tình trạng nặng: Trong trường hợp nặng, vịt có thể thở gấp, mất nước nhanh chóng, giảm cân nhanh, và cuối cùng chết vì kiệt sức.
Bệnh tích
  • Gan và Lách: Gan sưng to, có màu đỏ nâu nhạt, bở dễ nát, và có các biến đổi bề mặt như điểm hoặc chấm xuất huyết, điểm hoại tử màu trắng xám hoặc đốm màu vàng xám. Lách to ra, có màu đỏ sẫm hoặc tím đen, với nhiều chấm hoặc ổ hoại tử màu trắng, trắng vàng.

  • Tuyến Tụy: Tuyến tụy có màu nhợt nhạt hoặc xung huyết và chảy máu, với các đốm nhỏ màu trắng xám lan tỏa hoặc khu trú. Có thể có các ổ hoại tử khác nhau về kích thước trên bề mặt tuyến tụy.

  • Các Cơ Quan Khác: Các cơ quan khác như tim, ruột mỏng, thận cũng có sự tổn thương, viêm nhiễm, hoại tử, và sưng to. Có một số tràn dịch màng ngoài tim và viêm màng ngoài tim, cũng như viêm quanh thận.

Chẩn đoán

     Chẩn đoán lâm sàng dựa trên các triệu chứng và bệnh tích đặc trưng.

     Chẩn đoán virus học hoặc sinh học phân tử PCR, rtPCR.

 

Phòng bệnh và can thiệp bệnh

  1. Sử dụng vaccine phòng bệnh: Để ngăn ngừa bệnh, vịt sinh sản nên được tiêm vaccine reovirus bất hoạt ít nhất hai lần trước khi đẻ. Vịt thương phẩm cũng có thể được tiêm vaccine reovirus giảm độc lực vào ngày tuổi thứ nhất.

  2. Cải thiện khả năng miễn dịch và phá vỡ ức chế miễn dịch: Trong giai đoạn úm, có thể sử dụng các chất tăng cường khả năng miễn dịch như polysaccharides hoặc peptide để phá vỡ ức chế miễn dịch và kiểm soát sự phát triển của virus. Beta glucan hoặc saponin cũng có thể được bổ sung để tăng cường miễn dịch.

  3. Bảo vệ gan và thận: Sử dụng nước uống bổ gan mật trong vòng 3-5 ngày. Trong trường hợp nặng, khi gan và thận bị độc tố, có thể sử dụng các giải độc gan thận cấp tốc.

  4. Sử dụng các vitamin bổ trợ: Bổ sung các loại vitamin như ADE, B12, B6, Multivit, và men tiêu hóa Probiotic one, Probiotic 101, Super Biotek để cải thiện sức kháng của vịt.

  5. Điều trị khi bệnh xảy ra: Khi bệnh diễn ra và lây lan nhanh chóng, có thể thực hiện các biện pháp sau:

    • Sử dụng ceftiofur sodium kết hợp với interferon hoặc kháng thể gamma globulin trong trường hợp cấp cứu.
    • Để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng thứ cấp, sử dụng các kháng sinh phổ rộng như amoxicillin, amikacin sulfate. liệu trình điều trị từ 3-5 ngày.
 

PGS. TS Phạm Ngọc Thạch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

 
Facebook Linkedin Top