Cart

Các "cặp đôi hoàn cảnh" trong sử dụng thuốc thú y - Thuốc đối kháng và ứng dụng

Khi bầu không khí Valentine tới gần, chúng ta dễ thường để ý tới những cặp đôi xung quanh hơn thường ngày. Đối với những hoạt động sử dụng thuốc thú y, ta cũng thấy rõ có những đặp đôi hoàn hảo, sinh ra là để dành cho nhau nhưng bên cạnh đó, chúng ta còn có những “cặp đôi hoàn cảnh” với cuộc tình vô cùng éo le dù có yêu thương nhau cách mấy cũng không thể đến được với nhau không? Bài viết này hãy cùng VINODA tìm hiểu hiểu về những “hoàn cảnh” nghiệt ngã này trong thuốc kháng sinh thú y nhé!

Đối kháng thuốc là gì?

Đối kháng thuốc xảy ra khi dùng đồng thời hai thuốc gắn trên cùng một thụ thể hoặc các thuốc có tác dụng sinh lý đối lập nhau, khi sử dụng cùng nhau làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc. Tuy nhiên loại tương tác thuốc này có thể sử dụng để giải độc.

Khi một thuốc có tác dụng làm giảm hoặc loại trừ hẳn tác dụng của một thuốc khác, ta gọi đó là hiện tượng đối kháng. Có nhiều loại hình đối kháng, bao gồm: đối kháng dược động học và đối kháng dược lực học. Ở đây ta sẽ nó về đối kháng dược lực học – đối kháng có cơ chế tham gia của các Receptor, có các dạng sau đây:

1. Đối kháng cạnh tranh có hồi phục

Thuốc chủ vận và thuốc đối lập đều có thể gắn (liên kết) chung với một Receptor và liên kết này có thể phân ly trở lại (hồi phục). Khi tăng liều lượng chất chủ vận lên sẽ làm chất đối kháng phân ly khỏi Receptor và nếu sử dụng nồng độ thích hợp, sự tách này (phân ly) sẽ đạt được tối đa.

2. Đối kháng cạnh tranh không hồi phục

Khi 2 thuốc chủ vận và đối kháng cùng tác động lên Receptor với mức độ như nhau, nhưng hằng số phân ly của chất đối kháng rất thấp, mặc dù nồng độ chất chủ vận có tăng cao thêm cũng không làm cho chất đối kháng tách khỏi Receptor. Kết quả là tác dụng của chất chủ vận bị giảm, thậm chí không có.

3. Đối kháng không cạnh tranh

Chất đối kháng không gắn lên Receptor khởi động mà tác động lên 1 khâu nào đó của quá trình sinh hóa diễn ra bởii phức hợp thuốc - Receptor.

4. Đối kháng chức năng sinh lý

Đó là trường hợp 2 thuốc tác động lên 2 Receptor khác xa nhau nhưng đưa tới tác dụng đối kháng thể hiện trên một cơ quan. Ví dụ: Pilocarpin (trên Receptor M) làm co cơ vòng mắt, gây co đồng tử. Adrenalin (trên Receptor a) làm co cơ tia, gây dãn đồng tử mắt.

Tuy nhiên ta có thể sử dụng cơ chế tương tác đối kháng thuốc để giải độc

Ví dụ: Sử dụng naloxon để giải độc morphine.

Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc kháng sinh rất dễ xảy tương tác đối kháng thuốc làm mất tác dụng thuốc, gây tình trạng kháng kháng sinh.

Đối kháng thuốc kháng sinh

Một số loại kháng sinh có tác dụng đối kháng.

Có một số nguyên tắc cơ bản được thể hiện ở dưới đây. Tuy nhiên trong thực tế, khi đi sâu nghiên cứu có những ngoại lệ.

  • Không phối hợp các thuốc kìm khuẩn với các thuốc diệt khuẩn vì: hoặc chúng đối kháng nhau, làm mất tác dụng của nhau, hoặc phối hợp là thừa, vô ích, lãng phí không cần thiết.

  • Có thể phối hợp các thuốc kháng sinh có tác dụng hiệp đồng với nhau, nhưng không bao giờ phối hợp cùng một lúc 3 loại kháng sinh trở lên. Càng phối hợp nhiều kháng sinh, càng gặp nhiều đối kháng. Trong lâm sàng Thú y, phối hợp có lợi nhất thường sử dụng nhất là Penicillin và Cephalosporin, Polymvcin và Baxitracin,...

  • Có thể phối hợp các thuốc kìm khuẩn với nhau, các thuốc diệt khuẩn với nhau. Song lại không phối hợp các thuốc cùng nhóm nhưng lại cùng có chung một đích tác dụng. Ví dụ: Chloramphenicol và các Macrolid đều là thuốc kìm khuẩn; nhưng chúng lại có đích tác dụng chung là 50S ờ Ribosom. Phối hợp là thừa.

Chúng ta có thể dựa trên sơ đồ trên để xác định đâu là “cặp đôi hoàn cảnh” trong thuốc kháng sinh, và cuộc tình éo le này đã được xác định trước là sẽ không có kết quả tốt đẹp.

Việc phối hợp kháng sinh chỉ nên thực hiện khi thật cần thiết và đúng sơ đồ phối hợp kháng sinh, đúng liều lượng, đúng khoảng cách dùng thuốc và đủ thời gian quy định. Nếu phối hợp thuốc không đúng rất dễ rơi vào tình trạng kháng kháng sinh.

Muốn xác định thuốc kháng sinh sao cho đúng nhất chúng ta nên dựa trên các tiêu chí:

  • Chẩn đoán lâm sàng chính xác.

  • Xác định dựa trên kết quả xét nghiệm vi sinh vật.

  • Làm kháng sinh đồ.

Nếu phối hợp thuốc không đúng sẽ gây giảm hoặc mất tác dụng của thuốc thậm chí sẽ gây nên các rối loạn về tâm thần và thể xác.

Các loại "cặp đôi hoàn cảnh" trong đối kháng thuốc, gây ra các tác dụng xấu

  • Antihistamin có tác dụng chống dị ứng, cạnh tranh với Histamin trên những Receptor tương ứng, đặc hiệu của nó.

  • Prolium là chất đối kháng cạnh tranh với Vitamin B1.

  • Hệ Cholinergic (sử dụng trong trường hợp giãn phế quản, bệnh phổi mạn tính, hen phế quản) đối kháng với Imidaxothiazol, tetrahydropirimdin (thuốc chống ký sinh trùng) và ngược lại.

  • Các Avermectin, Milbemycin đối kháng cạnh tranh với GABA (y - Aminobutiric acid) gây liệt cơ.

  • Cumarin là chất đối kháng gây ức chế tác dụng sinh học của Vitamin K.

  • Hormone: Bromocriptin ức chế giải phóng Prolactin.

  • Androgen (hormone sinh dục đực) thúc đẩy ung thư vú ở chó cái; nguyên nhân do đối kháng với Oestrogen.

Một số cặp đôi “ vượt qua nghịch cảnh” được sử dụng điều trị thú y

Trong sử dụng thuốc, người ta tìm ra chất đối kháng của thuốc áp dụng để giải độc và trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều.

Thuốc chủ vận và tác dụng
Thuốc đối kháng được sử dụng để giải độc hoặc trong trường hợp sử dụng thuốc quá liều
Khi ngộ độc Phospho và Cyan
KMnO4
Carbacholum (Enterotonin)
Là thuốc thường dùng cho ngựa để tống các chất chứa trong dạ dày - ruột khi bị táo bón. Với bò dùng thuốc này để hỗ trợ tăng nhu động dạ cỏ
Atropin 
Pilocarpin 
Tăng nhu động ruột, bóng đái, tăng tiết dịch. Thường được sử dụng trong trường hợp liệt dạ cỏ trâu bò
Atropin
Fizostigmin
Tác dụng thần kinh trung ương. Làm thuốc chữa Glocom
Atropin
Ataractia, Neuroleptica
Các thuốc trấn tĩnh - an thần
Histamin và, Serotonin
Phenobarbital 
Giảm co giật. Được dùng trấn tĩnh, ngăn ngừa động kinh cho tiểu gia súc
Strychnin
Dùng dạng thuốc tiêm để giảm bớt hiện tượng liệt hô hấp bởi ngộ độc 2 thuốc này.
Nalorphin 
 
Morphin 
Dicoumarol, Acenocoumarol, Warfarin, Phenprocoumon
Thuốc chống đông máu
Vì có cùng công thức cấu tạo với vitamin K nên là chất đối kháng với Vitamin K
Khi con vật bị ngộ độc acid mạnh
Magiesium (tác dụng với acid Carbonic, sinh CO2, chướng hơi nhẹ)
Receptor – H2
Cimetidin, Ranitidin có tác dụng giảm phân tiết dịch vị, dạ dày
Promethazin, Thiethylperazin, Trifluorperazin
Thuốc an thần
Dopamine (Dopaminantagonist)
Dopamine (Dopaminantagonist)
 
Metoclopramid, Domperidon
Chì và Brium
Trong trường hợp ngộ độc
MgSO4
Đối với thể ceton
 
Propylenglycol
Oxybutinin (Ditropan)
 
Hệ Cholinerg làm giảm co thắt cơ mạnh
Phosphor và Molipden
Trong trường hợp ngộ độc
Đồng và các chế phẩm(Đồng – Glycinat, Đồng - Canxi – Edetat)
Trường hợp là thuốc chống thừa acid dạ dày
Mg - Oxyd và Mg - Hydroxyd
  • Đồng và các chế phẩm (Đồng – Glycinat, Đồng - Canxi – Edetat) được sử dụng trong điều trị ngộ độc Phosphor và Molipden. 
  • Mg - OxydMg - Hydroxyd là thuốc đối kháng với các acid dạ dày, dùng làm thuốc chống acid HCI thừa ở dạ dày.

Hồi kết: Đối với sử dụng thuốc điều trị cần chú ý tới thuốc đối kháng, đặc biệt trong sử dụng thuốc kháng sinh với xu hướng kháng khánh sinh. Hiện nay, nếu sử dụng thuốc không đúng sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc. 

Tuy nhiên, người ta cũng sử dụng cơ chế đối kháng này để nghiên cứu ra các thuốc sử dụng trong trường hợp ngộ độc hoặc sử dụng quá liều và trong điều trị. Vì vậy, trong các cặp đôi hoàn cảnh vẫn có các cặp đôi "vượt lên" nghịch cảnh để đến được với nhau. Hi vọng bài viết trên đây giúp các bạn hiểu hơn về tương tác đối kháng và tác dụng của nó trong điều trị để có thể sử dụng hiệu quả nhé!

Nguồn: Giáo trình dược lý học thú y - Phạm Khắc Hiếu/ Vinmec

Facebook Linkedin Top