Cart

Chất kích thích tạo nạc salbutamol - thuốc trị bệnh của nhân y, chất cấm trong thú y!

Chất tạo nạc salbutamol bùng nổ khi sử dụng để kích thích tạo nạc cho lợn vào năm 2016. Để tiếp tục những nỗ lực ngăn chặn chất cấm độc hại này trong chăn nuôi 2023, ngày 3/1/2023, Cục thú y tiếp nhận 5000 kit xét nghiệm nhanh salbutamol ngay trước thềm Tết nguyên đán Quý Mão 2023. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu salbutamol là gì? Tại sao lại bị cấm sử dụng trong chăn nuôi và và những nỗ lực của ngành thú y để ngăn chặn chất cấm này nhé! 

Chất tạo nạc Salbutamol

Thực chất đây là thuốc giãn phế quản đường uống được sử dụng đầu tiên cho người. Salbutamol thuộc nhóm thuốc chủ vận beta-2-adrenergic có chọn lọc, giúp làm giãn các đường dẫn khí (phế quản) trong phổi. Các loại thuốc này giúp giảm ho, thở khò khè, thở không sâu, thở khó khi có nhiều khí trong ống phế quản.

Những tác dụng phụ và lưu ý khi dùng thuốc salbutamol | Vinmec

Salbutamol là một loại thuốc giãn phế quản được sử dụng trong nhân y

Ngoài việc là thuốc giãn phế quản cho người salbutamol còn là một chất kích thích tạo nạc cho lợn, rắc rối bùng nổ khi một số người chăn nuôi “vô lương tâm” thêm chất kích thích này vào trong thức ăn nhằm tạo nạc cho lợn bằng chất đồng vận beta này.

Do salbutamol gây nhiều tác hại cho sức khỏe con người, Tổ chức Y tế Thế giới WHO, Tổ chức Lương nông Thế giới FAO đã có thông tư cấm sử dụng tất cả các hợp chất khác trong nhóm beta- agonists trong chăn nuôi. Các nước trên thế giới cũng đã lần lượt cấm sử dụng: Mỹ cấm từ thập niên 80 của thế kỷ trước, Trung Quốc cấm năm 1990, Tây Ban Nha năm 1994... và tại Việt Nam kể từ năm 2002.

Các chất kích thích này là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, và vì vậy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng.

Thịt giả?

Thực chất loại thịt siêu nạc là thịt giả nạc. Khi chất tạo nạc này nhiễm vào cơ thể lợn (heo) sẽ làm máu ở phần thịt nạc dồn lên phía mỡ bên trên, khiến phần mỡ này chuyển dần sang màu đỏ giống như thịt nạc

Người nuôi sử dụng hóa chất tạo nạc này chỉ cho lợn ăn không quá nửa tháng, giai đoạn trước khi xuất chuồng. Nếu nuôi quá nửa tháng lợn sẽ tự khuỵu chân, vì hóa chất này làm cho xương giòn hơn. Trong quá trình di chuyển lợn sẽ dễ bị gãy chân. Ngoài ra, khắp người con lợn sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước.

Các chất kích thích này là những hóa chất có khả năng tồn dư lâu trong cơ thể động vật ngay cả khi đã chế biến, không bị hư khi chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng, và vì vậy gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. 


Ảnh hưởng với sức khỏe con người

Sử dụng các thuốc này liều cao trên người dẫn tới các tác dụng phụ: nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, và hàng loạt các tác dụng khác như: phù phổi, tăng dị thật ở thai nhi (tuy chưa có nghiên cứu tầm cỡ trên người nhưng theo Trung tâm Chất độc sinh sản của Mỹ, một vài nghiên cứu cho thấy salbutamol gây cản trở phát triển phôi thai ở chuột, và một số loài động vật khác.


Thời điểm bùng nổ salbutamol năm 2016

Trước khi có quyết định này, vào cuối tháng 8-2016, Cục Quản lý Dược đã tiếp tục cho nhập trở lại 100 kg salbutamol sau 09 tháng tạm dừng. Lý do được đưa ra là để đáp ứng nhu cầu sản xuất thuốc chữa bệnh cho người. Theo thống kê cho thấy hầu hết Salbutamol được sử dụng không đúng mục đích chữa bệnh, với 4,1% dân số Việt Nam bị hen phế quản mỗi năm chỉ cần khoảng 1,500kg Salbutamol mà thôi, nhưng vào năm 2014 – 2015, Bộ Y tế đã cho chập khẩu tới hơn 9 tấn. Vào thời điểm đó chỉ có 10kg (0,11%) được sử dụng đúng mục đích chữa bệnh cho người, vậy số thuốc còn lại đi về đâu?

Nỗ lực loại bỏ chất cấm Salbutamol của Việt Nam năm 2023

3/1/2023 Việt Nam tiếp nhận 5.000 kit xét nghiệm nhanh salbutamol

Trong những năm vừa qua Cục thú y đã kết hợp với nhiều đơn vị khác để kiểm soát các chất cấm, chất tạo nạc sử dụng trong thú y.

Chiều 3/1 tại Hà Nội, Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức "Lễ tiếp nhận 5.000 kit xét nghiệm nhanh Salbutamol" do Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam hỗ trợ.

Cục Thú y sẽ nhanh chóng phân bổ 5.000 kit xét nghiệm Salbutamol cho các đơn vị và địa phương trọng điểm có nguy cơ cao để triển khai, giám sát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi từ nay đến Tết Nguyên đán.

Những năm 2015-2016, khi Việt Nam có tình trạng “nóng” sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi lợn, công ty cũng đã tài trợ ngành thú y 10.000 kit xét nghiệm để kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng Salbutamol với sản phẩm chăn nuôi, nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

5/1/2023 phát hiện trại heo 130 con dương tính với salbutamol

Ngay sau đó vào ngày 5/1 Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Đồng Nai đã phát hiện trại heo 130 con dương tính với chất cấm salbutamol.

Ngày 5/1, ông Trần Minh Thành, Phó phụ trách phòng Thanh tra – Pháp chế, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Đồng Nai cho biết, đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an tiếp tục điều tra về việc trại heo 130 con dương tính với chất cấm salbutamol trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Cơ quan chức năng làm việc với chủ cơ sở (Báo công thương)

Trước đó, Phòng Thanh tra – Pháp chế chủ trì, phối hợp lực lượng cảnh sát môi trường Công an Đồng Nai kiểm tra trang trại của ông Trần Quang Ngạn ấp 3, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai. Thời điểm kiểm tra, trại heo rộng khoảng 10.300m2 của ông Ngạn ghi nhận có 130 con heo với trọng lượng khoảng 90kg/ con tại hai ô chuồng. Đoàn kiểm tra đã tiến hành lấy một mẫu mước tiểu của 3/33 con heo tại hai ô chuồng. Kết quả xét nghiệm nhanh trên mẫu thử dương tính với chất cấm salbutamol.

Sau đó, đoàn kiểm tra đã lấy hai mẫu nước tiểu heo tại trang trại gửi Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y trung ương II (TP. Hồ Chí Minh) để kiểm tra chất cấm salbutamol. Đồng thời, yêu cầu cơ sở không được mua bán, di dời đàn heo khỏi trang trại đến khi có kết quả xét nghiệm. Giao chính quyền địa phương giám sát đàn heo trên đến khi có kết quả xét nghiệm.

Kết quả thử nghiệm của Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II cho thấy, mẫu nước tiểu heo lấy từ nhà ông Ngạn là 10,9 ug/l – vượt gấp đôi quy chuẩn (5.0 ug/l). Đoàn kiểm tra yêu cầu chủ cơ sở tự bảo quản số heo trên, không được mua bán, di dời đàn heo khỏi trang trại. Đáng nói chủ cơ sở không đồng ý kết quả xét nghiệm từ Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương II mà đề xuất được tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm lại để đối chiếu. Đoàn kiểm tra đã giải thích việc này không phù hợp với quy định nên không chấp nhận.

Hồi kết: Salbutamol là một chất cấm độc hại trong thú y, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Để ngăn chặn các chất độc sử dụng trong chăn nuôi, các phương pháp chẩn đoán xét nghiệm ngày càng phát triển và hiệu quả hơn để bước tới tương lai phát triển bền vững nền chăn nuôi Việt Nam, người chăn nuôi không nên vì cái lợi trước mắt như "xây nhà không móng" mà nên phát triển về chất lượng và uy tín, vì đây đã và đang là xu hướng phát triển của chăn nuôi Việt Nam trong thời điểm hội nhập quốc tế. 

(Bài viết được tổng hợp nội dung chuyên môn và tin tức từ Báo Công Thương, Tri Thức Trẻ, Vietnamnet & một số nghiên cứu khác)

Facebook Linkedin Top