Cart

GÀ BỊ CHẬM LỚN, CÒI CỌC - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Hiện tượng gà chậm lớn,còi cọc không phải là bệnh nguy hiểm đối với tính mạng của gà nhưng nó lại gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng kinh tế đối với người nuôi. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục của hiện tượng gà chậm lớn, còi cọc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về hiện tượng đó trong bài viết dưới đây.

1. Do con giống, kĩ thuật úm

Do con giống: Cần đảm bảo gà đưa vào nuôi đạt trọng lượng tối thiểu 32 - 35g có màu lông đặc trưng cho giống, mắt sáng, phản xạ tốt với tiếng động. Loại bỏ gà nhỏ dưới 30g, gà bết lông, hở rốn, vẹo đầu, vẹo mỏ.

Đảm bảo con giống tốt trước khi nhập nuôi

Do kỹ thuật úm không tốt: Đảm bảo nhiệt độ giai đoạn úm tuần đầu 33 - 350C, tuần thứ 2 từ 33 - 310C, tuần thứ 3 từ 28 - 300C …

2. Hội chứng còi cọc ở gà do Reovirus

Hội chứng còi cọc hay còn được biết đến với những cái tên như: Hội chứng gà lùn, hội chứng gà xanh xám, bệnh hoại tử cơ đầu đùi, bệnh dễ gãy xương.
Đây được xem là một bệnh truyền nhiễm, thường xảy ra ở gà 1-6 tuần tuổi và thường được phát hiện ở các cơ sở nuôi gà tập trung hoặc gà thả vườn.
Triệu chứng: Cả đàn gà vẫn ăn uống khỏe mạnh bình thường, nhưng ỉa chảy liên tục, phân sống có bọt khí, trên phân có thể thấy những vết nâu sáng hay sậm. Gà còi cọc, tăng trọng chậm, nhìn đàn gà có cảm giác gồm nhiều lứa tuổi và cách nhau 2- 3 tuần. Mào, tích, chân nhợt nhạt, xấu xí, chân lùn, đi không vững, đặc biệt lông cánh sã bẩn. Gà được 5-6 tuần tuổi thì có biểu hiện thần kinh rõ: đi không vững, run rẩy, khập khiễng, hay ngã về một bên khi xua đuổi. Tỷ lệ chết không cao tùy thuộc vào từng vùng, trung bình khoảng 4%.
Để kiểm soát bệnh các bác cần ưu tiên yếu tố phòng bệnh trước tiên: Vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, Tiêm phòng vaccine, Tăng sức đề kháng cho con vật bằng các sản phẩm bổ trợ
 

3. Do giun sán

Thường gặp ở gà chăn thả, thả đồi, trong quá trình ăn, uống bị nhiễm sán từ nguồn thức ăn trong tự nhiên. Gà có nhiều giun sán trong đường ruột sẽ dẫn tới bị còi cọc, chậm lớn.
Giải pháp khắc phục: Nên tẩy giun cho gà giai đoạn 40 ngày, 70 ngày và 100 ngày với gà nuôi dài ngày. Các bác có thể sử dụng sản phẩm Albendazol 10% của hãng Livisto. Giúp phòng và điều trị các bệnh nhiễm giun sán gây ra do: Giun tròn trong dạ dày-ruột: Ascaridia galli, Syngamus tracheae, Heterakis gallinae; Sán dây: Raillietina tetragona, Railli celticillus. Liều 0.1 ml/kg thể trọng (tương đương 10 mg albendazole/kg thể trọng). Sử dụng ống bơm tiêu chuẩn để đưa thuốc vào miệng sâu nhất có thể. Có thể sử dụng cho gia cầm từ 4 - 6 tuần tuổi. Nên tẩy giun định kỳ 1 tháng 1 lần. 
 

Albendazol 10% chai 1L

Albendazol 10% can 5L

Link mua sản phẩm: https://vinoda.vn/products/albendazol-10-ganadexil

4. Do kí sinh trùng, đầu đen

Gà thả vườn thường mắc bệnh đầu đen (kén ruột) do histomonas. Khắc phục: Không thả gà ngày mưa, thường xuyên tẩy giun, tẩy uế chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi. Phòng và trị bệnh bằng sản phẩm Sulfatrim của công ty Anvet

5. Do quá trình ấp nở

Trong quá trình ấp trứng gà bằng máy ấp trứng hay lò ấp thủ công, nếu bị thiếu nhiệt hay quá nhiệt cũng làm gà con nở không đạt tiêu chuẩn, dẫn tới gà sẽ phát triển không bình thường trong suốt quá trình. Để khắc phục vấn đề này, điều chỉnh lại nhiệt độ ấp cho máy ấp; Cần chọn những con giống khỏe mạnh, to con, lông bông, mắt sáng, nhanh nhẹn…

6. Gà mắc bệnh mãn tính

Các bệnh phổ biến như: Cầu trùng, thương hàn, newcastle, CRD…, gà bị mắc những bệnh mãn tính sẽ chậm lớn, cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng dẫn tới còi cọc chậm lớn. Vấn đề này cần căn cứ vào triệu chứng, bệnh tích, chẩn đoán phân biệt để xác định chính xác nhất bệnh để đưa ra giải pháp khắc phục.

7. Mật độ nuôi quá lớn

Khi mật độ nuôi lớn sẽ dẫn tới gà không có không gian để chơi và phát triển bình thường, dần dần xuất hiện những con kém ăn hoặc không tranh được với những con khác.

Mật độ nuôi cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của gà

Cách khắc phục: Cần bố trí chuồng trại phù hợp với số lượng con nuôi, hoặc giảm số lượng lại để đảm bảo cho gà đủ không gian sống. Nên nuôi số lượng con vừa phải để đảm bảo có thể quan sát và kịp thời phát hiện bệnh của gà trong quá trình nuôi. Đảm bảo mật độ nuôi tối thiểu 8 - 10 con/m2 ngoài ra cần đảm bảo chuồng trại thông thoáng. Thiết kế chuồng trại: Chiều cao tường bao 35 - 40 cm chiều cao mái tối thiểu 2,5 m.

8. Gà bị bệnh đã chữa khỏi

Gà bị mắc bệnh sau một thời gian và được chữa khỏi, tuy nhiên không phải cứ khỏi bệnh là gà đã phát triển bình thường, nhiều trường hợp sau bệnh gà sẽ chậm lớn và trở nên còi cọc. Cách khắc phục tốt nhất vấn đề này là tách chúng ra nuôi riêng, nếu vẫn chậm lớn thì sớm loại bỏ.

9. Do chế độ dinh dưỡng

Gà là một loại gia cầm có đặc điểm nhạy cảm với tác động môi trường, thời tiết. Với thân nhiệt cao, tiêu hóa thức ăn nhanh cho nên chế độ dinh dưỡng cũng cần đặc biệt quan tâm. Cần có chế độ dinh dưỡng riêng cho gà hướng thịt, gà đẻ trứng, gà chọi, gà cảnh… Có thể bổ sung thêm vitamin, chất khoáng,.. để gà tăng sức đề kháng

Vigoton - Ổn định quá trình trao đổi chất và tăng sức đề kháng tự nhiên

Link mua sản phẩm: https://vinoda.vn/products/vigoton

Tham khảo Báo người chăn nuôi

Facebook Linkedin Top