Cart

Giải pháp nào cho vấn đề stress ở vật nuôi, tăng sức đề kháng trong thời gian mắc bệnh

Xin chào quý vị độc giả, trong quá trình chăn nuôi chắc hẳn là nhiều người nuôi và các chủ trang trại đã gặp phải vấn đề này, làm cho người nuôi loay hoay để tìm cách giải quyết, đó là vấn đề stress ở vật nuôi và hồi phục sức khoẻ con vật sau khi bị bệnh. Để giúp người chăn nuôi một cách khoa học nhất, với phương trâm “ chăn nuôi trách nhiệm” chúng ta hãy cùng phân tích nguyên nhân và tìm hướng giải quyết ở trong bài viết này nhé!

Vì sao vật nuôi bị stress?

Chủ nuôi đã bao giờ bắt gặp vật nuôi với tình trạng này

  1. Con vật há miệng để thở, bồn chồn, kèm theo nước dãi, thân nhiệt tăng, uống nhiều nước, ngoài những biểu hiện trên chúng sẽ tìm những nơi mát rồi ép phần bụng xuống sàn; ở gà chúng có những biểu hiện như há miệng thở, soải cánh, ủ rũ, mắt nhắm, mồng và tích nhợt nhạt, giảm ăn rõ rệt
  2. Con vật ủ rũ, thờ ơ hoặc trở nên quá khích với môi trường xung quanh, chúng mệt mỏi và trở nên kém ăn
  3. Con vật thay đổi tính cách, trở nên lầm lì hoặc hung dữ hơn, đột nhiên bị tiêu chảy hay táo bón, bị rụng lông, dẫn đến giảm thể trọng

Nếu vật nuôi của bạn có những biểu hiện ở trường hợp 1 thì khả năng rất cao là con vật đã mắc stress nhiệt, đây là hiện tượng rất nguy hiểm ở vật nuôi, nếu không phát hiện kịp thời rất dễ dẫn đến đột tử.

Stress xảy ra ở tất cả loài vật nuôi như: gia cầm, trâu, bò, lợn, dê, cừu, chó,mèo.

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến stress cho vật nuôi, những nguyên nhân phổ biến nhất mà chúng tôi có thể kể ra như:

  • Stress do vận chuyển, ghép đàn

  • Stress do thay đổi thời tiết, khí hậu; thay đổi thức ăn đột ngột

  • Stress do chủng ngừa vaccine, cắt mỏ

  • Stress do môi trường sống thay đổi khi chuyển đến chuồng nuôi mới hoặc tiểu khí hậu chuồng nuôi thay đổi

  • Stress do con vật bị bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc

Thực tế trên thế giới có hàng triệu vật nuôi chết trong quá trình vận chuyển

Phản ứng của cơ thể đối với stress

Bạn biết không, trên thực tế khái niệm stress ở cả động vật và con người đều khá giống nhau. Đây là phản ứng của cơ thể trước những yếu tố bất lợi từ bên trong hay bên ngoài, lấy lại sự cân bằng của cơ thể bằng 2 cơ chế thần kinh – thể dịch. Nói đơn giản, khi gia súc rơi vào trạng thái stress thì hầu như toàn bộ năng lượng của cơ thể đều được huy động để vượt qua stress từ đó làm con vật tiêu tốn năng lượng, con vật trở nên gầy yếu thậm trí có thể chết.

Stress nhiệt ở gia cầm, gà thường há mỏ ra để thở

Tác hại của stress

Hậu quả của việc bị stress có từ nặng đến nhẹ, khi con vật bị căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng bình thường lẫn tinh thần của vật nuôi ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi và kinh tế của bà con.

Giảm sản lượng và chất lượng của thịt, trứng và sữa

Đây là tác hại của stress mà con vật gặp phải ở hầu hết các trường hợp, đặc biệt là stress nhiệt ở gia cầm, con vật sản xuất ra ít trứng hơn, vỏ mỏng không đạt chất lượng, giảm trọng lượng và ảnh hưởng đến thị yếu tiêu dùng, làm giảm giá thành khi xuất sản phẩm ra thị trường.

 

Giảm khả năng sinh sản của vật nuôi

Các yếu tố stress sẽ ngăn cản tiết hóc môn sinh sản trong pha noãn nang, làm giảm tiết hóc môn gonadotrophin (hóc môn kích thích sự phát triển noãn và phóng noãn) và LH ( kích thích buồng trứng để sản xuất ra estradiol)

 

Ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của ruột, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và trao đổi chất

Khi con vật bị stress sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của đường ruột, làm con vật nhạy cảm với các mầm bệnh sẵn có ở đường ruột dẫn đến viêm ruột, và hội chứng này được gọi là stress thẩm thấu. Tính toàn vẹn của ruột bị ảnh hưởng. Do hậu quả của stress thẩm thấu và stress oxy hóa, cơ chế của stress này được giải thích rõ ở bài viết stress nhiệt ở gia cầm

 

Giảm khả năng miễn dịch của cơ thể:

Khi cơ thể của vật nuôi căng thẳng sẽ giải phóng một lượng corticosterone gây ức chế hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó con vật dễ bị các mầm bệnh có sẵn từ bên ngoài xâm nhập.

 

Hậu quả nặng nhất mà người chăn nuôi phải đối mặt:

Nếu để tình trạng này tiếp diễn đủ lâu mà người chăn nuôi không kịp phát hiện và đối phó thì con vật hoàn toàn có thể chết, nhất là ở trường hợp stress nhiệt ở động vật, một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết nhanh nhất ở vật nuôi; ngoài ra những trường hợp khác như stress vì thay đổi thức ăn, vận chuyển, con vật thường ít rơi vào trường hợp cấp tính như stress nhiệt.


Hướng giải quyết vấn đề stress là gì?

Nếu chúng ta đã xác định được nguyên nhân gây stress cho vật nuôi thì việc giải quyết vấn đề này sẽ trở nên rất đơn giản, đó chính là xử lý nguyên nhân gây nên stress.

Đối với stress nhiệt – người nuôi có thể sử dụng biện pháp xử lý tạm thời như: tưới nước, tạo bóng mát, dùng quạt gió, bên cạnh đó nên điều chỉnh cách thiết kế chuồng và quản lý môi trường, khí hậu của chuồng nuôi.

Đối với stress do vận chuyển - vận chuyển động vật với một quãng đường xa cũng là sự thay đổi của rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, thay đổi khí hậu, thức ăn nước uống, nhiều yếu tố khác, như thùng xe quá nóng hay quá kín, ở trường hợp này chúng ta cần phải mở thùng xe dừng ở bóng mát cho thoáng, khi về đến chuồng nuôi thì dừng ăn cám và cho uống nước tự do, bổ sung dinh dưỡng và điện giải, trong một số trường hợp cần thiết cần phải tiêm truyền,  dinh dưỡng cho con vật.

Đối với các trường hợp khác: stress do chủng ngừa vaccine, cắt mỏ hay do con vật bị bệnh, các bạn nên chú ý đến việc cho con vật nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng, chú ý đến mức độ hồi phục của con vật.

Tuy nhiên, đối với tất cả những trường hợp chúng ta cần phải đảm bảo các điểm chính sau:

  1. Đảm bảo môi trường yên tĩnh, tránh ồn ào để con vật nghỉ ngơi
  2. Cung cấp chất dinh dưỡng hỗ trợ cho quá trình phục hồi của cơ thể
  3. Đảm bảo cung cấp đủ nước uống và thức ăn cho con vật.

Đây là 3 yếu tố mà các bạn cần phải chú ý đến nếu muốn vật nuôi hồi phục nhanh chóng


Sản phẩm hỗ trợ vật nuôi với vấn đề stress

“ Tôi nên sử dụng thuốc gì hay sản phẩm gì khi đàn vật nuôi bị stress”

“ Có cách nào giải quyết được vấn đề stress không vì chúng tôi thường xuyên cần vận chuyển vật động vật và thời tiết thì nắng nóng”

Đó là những câu hỏi mà chúng tôi thường nhận được khi đi vào vấn đề này.

Để giải quyết vấn đề stress ở vật nuôi các bạn có thể sử dụng sản phẩm LYBECRIN – một sản phẩm được tạo ra với mục đích giải quyết các vấn đề sức khoẻ liên quan đến stress. Sự kết hợp của các hoạt chất sinh học nhằm tối ưu hoá chức năng sinh lý của vật nuôi.

Giải quyết vấn đề stress

  • Cải thiện sức đề kháng, giảm stress (bao gồm cả stress nhiệt)
  • Cải thiện trao đổi chất, duy trì cân bằng muối khoáng và điện giải, tăng sự thèm ăn và khả năng tiêu hoá thức ăn, từ đó tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng cho vật nuôi, hỗ trợ cho vật nuôi trong quá trình bệnh và cả khi phục hồi cơ thể
  • Giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, bảo vệ gan hiệu quả hơn khi kết hợp với VIGOTON, kết hợp sử dụng nâng cao sức khoẻ cho vật nuôi khi đang trong quá trình điều trị bệnh và giai đoạn hồi phục.
Hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển 

Ngoài khả năng giải quyết vấn đề stress LYBECRIN còn là một sản phẩm sử dụng để hỗ trợ con vật trong thời kỳ phát triển, sinh trưởng mạnh, trong thời kỳ sinh sản, tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, từ đó tối ưu hoá lượng thức ăn nạp vào, giúp con vật tăng trọng và giảm tiêu tốn thức ăn. 

Sản phẩm có thể sử dụng cho tất cả các nhóm vật nuôi, sử dụng được trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cũng như thú non.

(LYBECRIN có nguồn gốc từ công ty dược phẩm thú y hàng đầu của Nga - Belfamacom, với công nghệ sản xuất đạt chuẩn GMP, hiện đang được phân phối tại nhiều quốc gia trên thế giới)

Thông tin về thành phần và chức năng của sản phẩm 

Betaine – dẫn xuất là trimethyl – tên khác là trimethylglycine hoặc axit methyl aminoacetic. Đây là một sản phẩm quan trọng trong phản ứng chuyển hoá metyl. Cải thiện biểu mô ruột, ngăn tích tụ lipid ở gan, cải thiện khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn có chất béo nói riêng và khả năng tiêu hoá đồ ăn nói chung.


Lysine – là một thành phần của hầu hết các loại protein, cần thiết cho sự phát triển , hoàn thiện mô, sản sinh kháng thể, hóc môn, enzyme và albumin. Lysine có khả năng cải thiện sự hấp thụ canxi từ máu và vận chuyển canxi vào mô xương, mang lại phản ứng kháng vi-rút.


Methionine - là một nguồn cung cấp các hợp chất gốc methyl dồi dào cho quá trình tổng hợp choline, adrenaline và những chất khác, góp phần chuyển hoá lipid, phân giải chất béo (lipotropic effect), giúp giảm cholesterol trong máu và cải thiện chức năng gan.


Kẽm -  rất quan trọng đối với quá trình chuyển hoá VTM E, là tiền chất của các hóc môn sinh sản liên quan đến việc sản xuất testosterone, tham gia vào quá trình đồng hoá khác  nhau trong cơ thể, bao gồm insulin, testosterone và hormone tăng trưởng khác.


Muối kali và natri -  giúp duy trì sự cân bằng của nước và điện giải trong cơ thể
Axit citric, succinic và fumaric – một trong những thành phần quan trọng nhất tham gia vào chu trình axit tricarboxylic (chu trình Krebs), một giai đoạn quan trọng trong quá trình hô hấp tế bào.

Kết: 

Chúng mình hi vọng thông tin vừa rồi đã cung cấp  thông tin cần thiết cho bà con, người chăn nuôi, mọi thắc mắc hãy liên hệ với VINODA để nhận được câu trả lời nhé!
 

Tổng hợp

 

 

Facebook Linkedin Top