Hiểu nhanh về bệnh Gumboro và cách điều trị
1.Giới thiệu chung
Bệnh Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà con do sự tác động của virus tới mô lympho thuộc túi Fabricius. Tùy vào độc lực của chủng virus gây bệnh, tỷ lệ tử vong có thể trên 20% đối với gà con 3 tuần tuổi.
2.Bệnh nguyên
- Bệnh do virus Birnavirus, thuộc họ Birnaviridae gây ra. Virus có cấu trúc ARN kép, không có vỏ.
- Trên thực địa đã xác định được 2 serotype trong đó serotype 1 gây bệnh trên gà con, serotype 2 không biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
3.Cơ chế gây bệnh
Đường lây truyền: lây từ mẹ sang con, qua thức ăn, nước uống, không khí và dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi
Thời gian ủ bệnh: 3-4 ngày
Khi virus vào cơ thể, nó tấn công các tế bào lympho của ống tiêu hóa, gan và lách, sau đó di chuyển đến túi Fabricius gây nên bệnh tích điển hình tại đây.
4. Triệu chứng
- Sốt cao
- Biếng ăn
- Gầy yếu, dáng đi siêu vẹo, mất nước
Triệu chứng điểu hình:
- Ỉa chảy phân trắng
- Hậu môn sưng viêm,
- Gà tựquay đầu mổ hậu môn
5. Bệnh tích
- Cơ thể mất nước
- Lách sưng to, trên bề mặt có điểm hoại tử màu trắng xám rải rác
Bệnh tích điển hình:
- Xuất huyết cơ, đặc biệt là cơ đùi
- Túi Fabricius sung huyết, phù nề (tối đa ở ngày thứ 3), sau đó teo dần (ngày 6-10)
6. Phác đồ điều trị
Cho uống vacxin ND-IB (Lasota): để tạo miễn dịch chủ động, giảm được tỷ lệ tử vong
=> Điều trị Gumboro
- Neomycin sulfate
- Oxytetracycline HCl điều trị bội nhiễm vi khuẩn đường ruột
- Paracetamol : hạ sốt
- Vitamin A D E C K: để tăng cường sức đề kháng, trợ sức, trợ lực, kích thích tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng
- Đường Glucose: Cung cấp năng lượng cho con vật khi con vật bỏ ăn
Khi điều trị Gumboro, pha các thuốc trên với nước cho gà uống 4 ngày đêm, trong máng lúc nào cũng phải có nước để gà không thiếu nước.
Đối với gà nằm bệt không đi lại được, phải cách ly riêng một khu, tránh bị dẫm đạp, phải bơm cho gà uống đủ nước mỗi ngày.
Nguồn:
Khoa Thú Y - VNUA
MSD