Cart

KĨ THUẬT NUÔI NHÍM SINH SẢN

Thời gian qua, tình hình chăn nuôi không mấy khả quan khiến nhiều hộ dân tìm kiếm những hình thức chăn nuôi mới. Nuôi nhím sinh sản được nhiều bà con lựa chọn do đem laị hiệu quả kinh tế cao.

* Ưu điểm nuôi nhím sinh sản

- Nguồn thức ăn dễ kiếm
- Hình thức nuôi đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí

Chọn giống

Dù nuôi bất kì con vật nào thì khâu chọn giống vẫn là yếu tố vô cùng quan trọng. Nó có thể quyết định việc nhím có khả năng sinh sản hay không, hạn chế được tối đa các bệnh tật thường gặp và mang lại năng suất cao cho người nuôi nhím. Nên chọn nhím ở những cơ sở uy tín, nguồn gốc rõ ràng. Nhím cái nên chọn những con hiền lành, ăn nhiều và sức khỏe tốt. Nhím đực nên chọn con nhanh nhẹn, hung dữ – khỏe mạnh và mập mạp. Nếu chọn nuôi nhím sinh sản, cần chọn con đực có tinh hoàn to đều, săn chắc. Phải chọn con đực và cái khác bầy đàn, tránh hiện tượng cận huyết
 

Kĩ thuật nhân giống

Sẽ có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc nuôi nhím như nuôi nhím bao lâu sẽ đẻ? Mỗi lứa nhím đẻ được bao nhiêu con? Dấu hiệu nhím động dục như thế nào? Khi nào nhím động dục trở lại?... Cùng Vinoda giải đáp nhé
- Nuôi bao lâu nhím có thể sinh sản: Nhím 1 năm tuổi đã thành thục, nặng 10 kg, có thể sinh sản
- Mỗi lứa nhím đẻ bao nhiêu con: Nhím đẻ một năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ 1 – 3 con. Một nhím đực có thể phủ cho 5 – 8 nhím cái. Nuôi con đực và con cái riêng, mỗi con ở một ô, khi chúng có biểu hiện động dục thì ghép đôi giao phối.
 

Nhím 1 năm tuổi đã thành thục và có thể sinh sản

* Quá trình động dục: Thời gian động dục một lần là 2 – 3 ngày, nếu phối giống không chửa, 30 – 32 ngày sau nhím động dục trở lại. Nhím mẹ động dục trở lại sau khi đẻ 1 tháng, nếu đẻ chết con thì sau đẻ 10 – 15 ngày. Biểu hiện động dục bên ngoài của nhím thường không rõ rệt. Những ngày động dục nhím cái tiết ra một ít chất nhờn lẫn máu, một vài ngày chất nhầy này khô đi và nhím trở lại bình thường. Nhím đực và nhím cái tìm đến nhau thông qua mùi của con cái và biểu hiện rung chuồng. Thời điểm phối thích hợp là sau khi nhím cái động dục.
* Quá trình chửa: Mỗi con vật sẽ có thời gian chửa khác nhau như chó khoảng 58-68 ngày, mèo 55-71 ngày,.. còn của nhím thời gian mang thai lâu hơn 90-95 ngày. Khi mang thai, bụng nhím sẽ phình sang 2 bên. Thời gian này bạn nên tách riêng nhím đực và nhím cái để nhím cái có thời gian yên tĩnh dưỡng thai. Thêm nữa không nên cho ăn quá nhiều, tránh tình trạng thai to khó đẻ. 
* Quá trình đẻ: Nhím thường đẻ vào ban đêm, sau khi đẻ chúng để lại nhiều máu trên sàn chuồng. Trong tuần đầu nhím mẹ thường ủ con dưới bụng. Sau 1 tuần, chúng mới bắt đầu chạy ra khỏi bụng mẹ. Nhím con bú mẹ 1 tháng, sang tháng thứ 2 ăn được các thức ăn như mẹ. Nhím là loài ăn tạp và dễ ăn, nên thức ăn của nhím khá đa dạng và có quanh năm, bao gồm: rễ cây, mầm cây, rau củ, quả…Với nhím sinh sản cần bổ sung nhiều thức ăn tinh hơn. Tăng trọng bình quân 1kg/con/tháng là ổn. Sau 30-45 ngày nhím con đã khỏe mạnh và có thể cai sữa mẹ. Nhím cái sau khi đẻ 1 tháng đã có hiện tượng động dục, trước khi cho nhím đực vào giao phối, đưa nhím con sang ô khác.
 

Chăm sóc nuôi dưỡng

- Chỗ ở: Nhím là loài hoạt động về đêm nên ban ngày cần không gian yên tĩnh cho nhím nghỉ ngơi. 
- Thức ăn: Nhím là loài ăn tạp và dễ ăn, nên thức ăn của nhím khá đa dạng và có quanh năm, bao gồm: rễ cây, mầm cây, rau củ, quả…Với nhím sinh sản cần bổ sung nhiều thức ăn tinh hơn. Cho nhím ăn 1 ngày 2 bữa, Bữa ăn chính (buổi chiều tối) và bữa phụ (buổi trưa). Tùy vào từng đối tượng nhím mà có chế độ ăn cũng như loại thức ăn cho phù hợp. Tuy nhiên, luôn phải đảm bảo cung cấp đủ thức ăn xanh và cho nhím ăn đúng giờ.
 

Nhím là loài ăn tạp nên thức ăn của chúng cũng rất đa dạng

- Nước uống: Nếu thức ăn nhiều nước như củ, quả thì có thể không cần cho uống nước. Tuy nhiên cần cho nhím uống tự do, trung bình 1 lít/5 con/ngày.
- Vệ sinh chuồng: Nhím là loài ưu sạch sẽ nên cần phải dọn dẹp chuồng thường xuyên. Máng ăn uống phải cọ rửa hằng ngày, thức ăn thừa nên dọn dẹp và bỏ đi ngay tránh tình trạng ôi thiu. Nên có kế hoạch vệ sinh dọn dẹp định kì, không để mầm bệnh có cơ hội phát triển
- Chống cận huyết: Để chống cận huyết thì ngày từ khâu chọn giống ta nên chọn con đực và cái khác bầy đàn, nên ghi chép lại lí lịch và đánh số từng con để tránh giao phối cận huyết. Thường xuyên trao đổi đực giống giữa các đàn. 
Theo như chúng mình tìm hiểu được giá 1 cặp nhím giống 2-3 tháng dao động 2-3 triệu/cặp. Nhím bố mẹ 7-8 triệu/cặp. 
Nguồn tổng hợp
Facebook Linkedin Top