Cart

NHẬN BIẾT THỊT LỢN NHIỄM CHẤT CẤM

Thịt lợn nhiễm chất cấm vẫn luôn là bài toán nan giải với các cơ quan thẩm quyền. Bên cạnh những hộ chăn nuôi bằng cái tâm thì vẫn có những cơ sở chăn nuôi vì hám lợi mà cho lợn sử dụng chất cấm nhằm  tạo nạc, kích thích tăng trưởng gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng

Trong danh mục các chất cấm của Bộ NN&PTNT, có 7 hợp chất thuộc nhóm chất #2-agonist bao gồm: Carbuterol, Cimaterol, Fenoterol, Ractopamine, Salbutamol và Terbutaline, Clenbuterol. Khi ăn phải thịt lợn nhiễm 1 trong 7 chất cấm trên thì chất độc này hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hóa và lượng còn tồn dư trong thịt bao nhiêu thì cơ thể sẽ hấp thu bấy nhiêu. Nguy hiểm nhất trong số chất cấm trên là Clenbuterol - chất siêu tăng trọng, tạo nhiều thịt nạc cho lợn.

Salbutamol được Bộ y tế cấp phép sử dụng nhưng lại bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi
 
Có lẽ chất tạo nạc phổ biến nhất mà các bác thường nghe đó là Salbutamol, Salbutamol vốn là chất được sử dụng để chế thuốc làm giãn phế quản trị hen suyễn và hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép, nhưng nó lại bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi. Người chăn nuôi thường pha chất này với thức ăn cho lợn trong khoảng 1-2 tháng, thậm chí là 15 ngày. Sau khi sử dụng khoảng nửa tháng, người chăn nuôi phải cho lợn xuất chuồng vì nếu không chúng sẽ thoái hóa, có thể chết. Nếu Salbutamol được tích lũy trong cơ thể một thời gan dài, người tiêu dùng sẽ bị nhiễm độc gây nhức đầu, run tay chân, buồn nôn, nhịp tim nhanh, làm tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp ngộ độc nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Dưới đây là một số mẹo từ các chuyên gia an toàn thực phẩm để bạn tránh mua phải thịt lợn nhiễm chất cấm:
- Nếu lợn được nuôi có sử dụng Salbutamol: thịt tích nước nhiều, có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém.
- Tại bắp vai, đùi lợn, lượng thịt nạc phát triển bất thường, màu đỏ giống thịt bò (thịt lợn bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn).
- Lợn siêu nạc này có ít mỡ và mỡ chỉ mỏng khoảng 0,4 – 1 cm (lợn bình thường mỡ dày 1,5 – 2 cm).
- Trên bề mặt da, đặc biệt ở các vị trí khớp, khuỷu… có những quầng chấm đỏ lan rộng, pha lẫn sậm đen.
- Khi thái thịt nếu miếng thịt mềm, không đứng vững được thì có khả năng là loại bị sử dụng chất tạo nạc.
- Nếu phần nạc và phần mỡ có kết cấu tách rời rõ rệt và có dịch vàng gỉ ra thì chắc chắn lợn nuôi bằng chất tạo nạc
- Nên tránh thịt có mùi lạ, mùi ôi thiu hay mùi thuốc kháng sinh. Thịt có màu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí đen, không bóng, màng ngoài nhớt. 
 

(Nguồn Cooky.vn)

Hi vọng bài viết trên đã đem đến cho các bạn những thông tin bổ ích. Hãy luôn là những người tiêu dùng thông thái để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu.
Nguồn tổng hợp
Facebook Linkedin Top