Cart

Những sự kiện đáng chú ý ngành chăn nuôi trong năm 2022

Đối với nền chăn nuôi Việt Nam, 2022 là một năm nhiều biến động cả trong nước và ngoài nước. Chúng ta vui mừng vì đại dịch COVID đã được tạm thời khống chế và kinh tế được phục hồi trở lại sau một thời gian đóng băng dài, nhưng bên cạnh đó chúng ta lại phải đối mặt với nhiều vấn đề mới như sự quay trở lại của những đại dịch cũ, sự xuất hiện dịch bệnh mới, kinh tế suy thoái, xung đột chiến tranh nổ ra…

Bài viết tổng hợp lại những sự kiện như thêm một góc nhìn cho độc giả để cùng nhìn lại một năm 2022 đã đi qua. Hãy cùng chúng mình bắt đầu nhé!


1. Dịch cúm gia cầm trở lại trên toàn thế giới.

Dịch cúm H5N1 quay trở lại


Sự khởi đầu không phải trong những ngày đầu năm 2022. Làn sóng cúm gia cầm đã thực sự bắt đầu từ 2020 - 2022, đặc biệt ở giai đoạn 2021-2022 đã diễn ra với tốc độ lây lan chưa từng có và với mật độ bùng phát ở gia cầm trong chăn nuôi và chim hoang dã rất cao và đây là một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với con người. Theo Cục Thú y, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước xảy ra 22 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) (01 ổ dịch CGC A/H5N6 và 20 ổ dịch CGC A/H5N1) tại 20 huyện của 13 tỉnh, thành phố.
Virus này có thể đe dọa đến tính mạng của các quần thể chim, nó đã gây ra hiện tượng chết của hàng loạt ở các loài chim hoang dã, đe dọa toàn bộ quần thể, đặc biệt là những loài đã có nguy cơ tuyệt chủng. Hơn nữa H5N1 có tác động đáng kể đến chăn nuôi gia cầm. Chỉ tính riêng trong năm 2020 và 2021, có khoảng 15 triệu con gia cầm trên thế giới đã bị tiêu hủy hoặc chết vì nhiễm vi khuẩn có độc lực cao.
Có lẽ điều đáng lo ngại nhất là khả năng lây nhiễm sang người của virus. Mặc dù các trường hợp lây từ chim sang người rất hiếm trong hai thập kỷ qua và việc lây truyền từ chim sang người vẫn chưa được ghi nhận, nhưng virus cúm gia cầm có độc lực cao vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây ra đại dịch.


2. Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine làm ảnh hưởng lớn đến thương mại thịt toàn cầu

 


Cuộc chiến quân sự của Nga nổ ra cuối tháng 2 năm 2022 đến nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế toàn cầu, và đương nhiên ngành chăn nuôi không phải là ngoại lệ. Thậm chí ngành thương mại thịt toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Do tác độc tiêu cực của các biện pháp trừng phạt của Nga đến các nước, và chính sách cấm xuất khẩu của Nga để đảm bảo nguồn cung ứng trong nước. Ukraine cũng là một trong những nước sản xuất thịt gà hàng đầu thế giới và cũng đã giữ nguồn cung cấp thịt cho thị trường trong nước để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực cho cả quân đội và người dân. Hai điều trên là nguyên nhân làm giá thị trường thịt toàn cầu tăng cao như hiện nay.

Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine



Ukraine và Nga cùng là những thị trường cung cấp lúa mì, ngô và dầu hướng dương lớn nhất thế giới, khiến các nước nhập khẩu từ châu Á đến châu Phi và Trung Đông bị khó khăn bởi giá bánh mì và thịt tăng cao nếu nguồn cung cấp bị gián đoạn, làm tăng giá thực phẩm. Đồng thời đây cũng là nguồn nguyên liệu thô để sản xuất thức ăn chăn nuôi, do tác động của các chính sách nên thị trường nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, giá thành thức ăn chăn nuôi cũng bị đẩy lên liên tục, khiến giá thịt bị đẩy lên cao trong khi người dân khốn khổ vì giá thức ăn chăn nuôi tăng không ngừng.

 


3. Chỉ số giá thịt thế giới tăng đạt mức kỷ lục.

Chỉ số giá thịt thế giới tăng


Theo tổ chức FAO, chỉ số giá thịt thế giới tháng 3/2022 đạt trung bình 120 điểm, tăng 5,5 (4,8%) so với tháng 2/2022 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
Giá thịt lợn tăng mạnh nhất kể từ năm 1995, do thiếu hụt nguồn cung ở Tây Âu và nhu cầu tăng vọt trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh. Giá thịt gia cầm thế giới ổn định, nguồn cung từ các nước xuất khẩu hàng đầu sụt giảm sau khi dịch cúm gia cầm bùng phát và cũng bị ảnh hưởng bởi việc Ukraine không thể xuất khẩu thịt gia cầm trong bối cảnh xung đột đang diễn ra. Giá thịt trâu, bò cũng ổn định nhưng nguồn cung hạn hẹp ở một số vùng sản xuất trọng điểm, trong khi nhu cầu toàn cầu vẫn ổn định.


4. Việt Nam sản xuất thành công vaccine Dịch tả lợn châu Phi


Việt Nam sản xuất thành công Vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi, Cục Thú y đã triển khai kế hoạch giám sát chất lượng và sử dụng số liều vác-xin phòng bệnh do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco và Công ty TNHH một thành viên AVAC Việt Nam sản xuất. Hai vác-xin (NAVET-ASF AV và AVAC ASF LIVE) trong đó 1,2 triệu liều vắc-xin đã được dự kiến sẽ tiêm cho đối tượng từ 8 – 10 tuần tuổi, tổ chức giám sát trên 30.000 con lợn thịt tại 36 tỉnh, thành phố trong năm 2022.
 

Vaccine dịch tả lợn Châu Phi


5. ‘Khách sạn lợn" cao hàng chục tầng ở Trung Quốc


Sau khi chứng kiến sản lượng thịt lợn suy giảm mạnh mẽ vì dịch tả lợn châu Phi và áp lực của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, Trung Quốc như bước vào thời kì khủng hoảng về thịt lợn. Trước áp lực này, Trung Quốc đã đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi cao tầng, được ví như ‘khách sạn lợn’.
Cuối tháng 8/2022, công ty tư nhân Zhongxin Kaiwei Modern Farming ở Hồ Bắc khánh thành ‘khách sạn lợn’ cao 26 tầng. Toạ lạc tại thành phó Ngạc Châu, trang trại đồ sộ của Zhongxin Kaiwei được giới thiệu là công trình chăn nuôi lớn nhất và cao nhất thế giới.
Cơ sở này gồm hai toà nhà rộng 400.000 mét vuông, được trang bị hệ thống máng ăn tự động và hế thống lọc và khử trùng không khí thông minh, cũng như hệ thống xử lý chất thải dựa trên khí sinh học sẽ chuyển đổi phân lợn thành năng lượng sạch đẻ phát điện và sưởi ấm.

"Khách sạn lợn" tại Trung Quốc


Khi hoàn thành, ‘khách sạn lợn’ lớn nhất Trung Quốc này sẽ sản xuất khoảng 54.000 tấn thịt từ đàn lợn 600.000 con mỗi năm.
Đây là một thành tựu to lớn của thế giới nhưng vẫn còn rất nhiều tranh cãi khi nó được xây lên. Các trang trại cao tầng đã có rất nhiều ở Châu Âu, Việt Nam cũng đã có ở một vài nơi. Ngoài lo ngại về chất lượng cuộc sống của những con vật được nuôi nhốt trong các cơ sở cao tầng, chục tầng như ‘khách sạn lợn'. Giới chuyên gia cũng rất lo ngại về vấn đề an toàn sinh học của chúng tuy nhiên có lẽ chúng ta cần nhiều thời gian để kiểm chứng điều đó.


6. Lợn nhân bản tự động hoá bằng robot đầu tiên trên thế giới.


Theo truyền thông Trung Quốc, nhóm nghiên cứu của giáo sư Triệu Tân (Zhao Xin) thuộc Đại học Nam Khai cùng Viện Chăn nuôi và Thú y thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Thiên Tân, đã lần đầu tiên hoàn thành quy trình nhân bản lợn tự động hoá hoàn toàn bằng robot và “nhân giống” thành công 7 cá thể lợn Landrace thuần chủng vào ngày 31/03/2022.
Một con lợn nái thông thường đã “mang thai hộ “trong 110 ngày và sinh ra 7 con lợn nhân bản. Đây là những con vật nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới được sinh ra bằng quá trình tự động hóa.  

Lợn nhân bản bằng kỹ thuật chuyển nhân tế bào sinh dưỡng. 


Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng đẻ một lứa của lợn nái “mang thai hộ” đã tăng từ mức trung bình chưa đến 5 cơn lợn nhân bản tạo lên tổng số 24 con trong hai đợt với 3 lứa lợn nhân bản tự động hoá và bằng robot, bình quân mỗi lứa là 8 con, tăng hơn 60%.
Được biết, lứa lợn nhân bản đầu tiên bằng robot của nhóm hiện đã được đưa vào chuyền sản xuất. 9 trong số 13 con lợn nhân bản khoẻ mạnh đã được giữ lại để làm giống tốt. tỷ lệ chọn giống 69%, cao gấp đôi so với tỷ lệ 35% giữ lại làm giống thông thường.


7. Công nghệ chế biến gia cầm 4.0.


Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cách mạng công nghệ và công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là công nghệ 4.0, bao gồm sự kết hợp của nhiều công nghệ khác nhau, từ người máy, trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, hệ thống tự vận hành, công nghệ nano, điện toán lượng tử và Internet vạn vật hoàn toàn được kết nối với nhau.
Theo đó, công nghệ 4.0 có thể cải thiện hiệu quả trong lĩnh vực chế biến gia cầm và tối ưu hoá năng suất nguyên liệu thông qua việc tích hợp các hệ thống vật lý mạng và công nghệ truyền dẫn không dây để theo dỏi sản xuất trong thơi gian thực ở các bước khác nhau của quy trình sản xuất.


Hệ thống phần cứng chi phí thấp kết hợp với bảng điều khiển phân tích trực quan và Internet vạn vật có thể được sử dụng như một công cụ phù hợp để xác định chính xác của số lượng và tốc độ của dây chuyền sản xuất. Tốc độ và thao tác của từng nhân viên trong các khâu, cũng như số lượng sản phẩm được đóng gói và dán nhãn theo từng đơn đặt hàng có thể được theo dõi bằng hệ thống giám sát thời gian thực.
Mặc dù công nghệ 4.0 đang định hình lại ngành chăn nuôi gia cầm, tuy nhiên nó cũng đang phải đổi mặt với 1 số thách thức mới như nguy cơ bị tấn công mạng và gián điệp công nghệ, cùng với thách thức đảm bảo quyền và truy cập dữ liệu.


8. Biến khí me-tan thành bột cá là một giải pháp có lợi cho tương lai


Một phân tích đầu tiên của Đại học Stanford đã đánh giá tiềm năng thị trường của vi khuẩn đang phát triển được cho ăn khí mê-tan đã thu giữ, có thể được chế biến thành bột cá giàu protein.

Giải pháp cho khí Metan 



Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability cho thấy chi phí sản xuất liên quan đến khí mê-tan thu được từ một số nguồn nhất định ở Mỹ thấp hơn giá trị tương đối với bột cá thông thường. Nó cũng nhấn mạnh việc giảm chi phí khả thi có thể làm cho phương pháp này có lợi nhuận bằng cách sử dụng các nguồn khí mê-tan khác và có khả năng đáp ứng tất cả nhu cầu bột cá toàn cầu.

Facebook Linkedin Top