Sử dụng Enrofloxacin trong thú y
11/01/24
Enrofloxacin là một loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolon thế hệ 3, chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, hô hấp trong thú y
Không sử dụng cùng với các sản phẩm từ sữa, phô mai hoặc các sản phẩm từ canxi, Magie
Dược động học
Thuốc hấp thụ nhanh qua đường tiêm và uống, đạt nồng độ tối đa sau 1-2 giờ. Nồng độ thuốc trong các tổ chức của cơ thể vật nuôi thường cao hơn cả ở trong máu. Hiệu quả thuốc duy tri từ 24h trở lên tùy theo từng chế phẩm
Thuốc được thải trừ qua nước tiểu, do đó diệt khuẩn tốt ở đường tiết niệu. Thuốc phân bố chủ yếu ở gan, thận và phổi, nhưng thấp nhất là ở não.
Cơ chế
Enrofloxacin hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp DNA trong tế bào vi khuẩn, dẫn đến chết tế bào. Thuốc này thường được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bao gồm cả nhiễm trùng ở da, đường tiết niệu và hệ hô hấp, cũng như các bệnh nhiễm trùng do vết thương.
Sử dụng Enrofloxacin trong thú y
Sau khi sử dụng, thuốc đạt nồng độ điều trị ở hầu hết các mô trong cơ thể, vì vậy Enrofloxacin là một lựa chọn hợp lý để điều trị nhiễm trùng toàn thân, các bệnh nhiễm trùng khó điều trị, đặc biệt là những bệnh cần dùng kháng sinh lâu dài như: Viêm tủy xương, nhiễm trùng xoang, viêm tai giữa, nhiễm trùng mô mềm khó điều trị, viêm phúc mạc và viêm màng phổi hoặc viêm phổi.
Với chó mèo:
Thuốc thường được sử dụng để điều trị nhiều loại nhiễm trùng khác nhau, đặc biệt là những bệnh liên quan tới Pseudomonas, Staphylococci (vì vậy cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng da)
Đối với chăn nuôi:
- Gia cầm: Bệnh hô hấp do Mycoplasma, Pasteurella (CRD; tụ huyết trùng); Bệnh đường ruột như Phó Thương Hàn, E.Coli; nhiễm trùng da và mô mềm; Nhiễm trùng hệ tiết niệu và sinh dục
- Gia súc: Các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như Mannheimia haemolytica, Pasteurella multocida; bệnh đường ruột như Phó Thương Hàn, E.Coli; nhiễm trùng da và mô mềm
Enrofloxacin được sử dụng để chống lại Mycoplasma và hầu hết các vi khuẩn gram âm, bao gồm: Escherichia coli Enterobacter spp Klebsiella spp Pasteurella spp Proteus spp Salmonella Psudomonas aeruginosa (thường nhạy cảm) Và một số vi khuẩn gram dương: Staphylococcus aureus Staphylococcus
Tác dụng phụ
- Thường là tiêu chảy hoặc phân lỏng.
- Trường hợp hiếm gặp là co giật, con non có hể bị sưng khớp, hôn mê, một số trường hợp bị tổn thương sụn khi dùng liều trên phạm vi quy định.
- Tác dụng phụ bao gồm cơn co giật ở các động vật bị động kinh, bệnh khớp ở chó từ 4-28 tuần tuổi, nôn mửa ở chó và mèo khi sử dụng liều cao.
- Tổn thương võng mạc (đồng tử giãn và mù) ở mèo có thể xảy ra ở liều cao hơn mức cho phép
Tương tác thuốc
- Enrofloxacin tương tác với nhiều loại thuốc, chủ yếu đối với sắt bổ sung, thuốc bảo vệ dạ dày, thuốc kháng axit.
- Có thể làm tăng nồng độ của theophylline nếu sử dụng đồng thời. Sử dụng chung với các ion có độ valency 2 và 3 (ví dụ, sucralfate) có thể làm giảm quá trình hấp thụ.
- Tránh dùng chung với các sản phẩm từ sữa (như phô mai, phô mai kem hoặc sữa chua) vì canxi có thể liên kết với thuốc, làm hạn chế hiệu quả của thuốc.
- Làm tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nếu sử dụng cùng với cyclosporine (một loại thuốc ức chế miễn dịch)
Lưu ý thận trọng khi sử dụng thuốc
- Không nên sử dụng cho chó con dưới 28 tuần tuổi
- Thận trọng với con đã có bệnh sử co giật
- Cần điều chỉnh liều cho con bị suy thận hoặc gan nặng
- Không nên sử dụng để truyền kháng sinh tại chỗ (cung cấp thuốc kháng sinh trực tiếp vào một vùng cơ thể cụ thể) vì có thể gây sưng tấy và viêm mạch.
- Không sử dụng đường tĩnh mạch, nhưng nếu tiêm chậm thì vẫn có thể thực hiện một cách an toàn,
- Không nên pha trộn dung dịch tiêm trực tiếp với các dung dịch chứa các ion dương (ví dụ, Mg++, Ca++), các ion này có trong các loại sữa và phô mai, do cạnh tranh hấp thu của thuốc
- Enrofloxacin có thể tạo ra tinh thể trong nước tiểu.
Liều sử dụng
Chó: 5–20 mg/kg/ q24h PO, IV, IM
Mèo: 5 mg/kg q24h PO, IM
Không dùng cho mèo với liều cao hơn 5 mg/kg và không tiêm tĩnh mạch cho mèo.
Gia cầm: 10-15 mg/kg PO, SC, IM từ 12-24h hoặc 50 mg/L nước uống. Không tiêm IM nhiêu lần tại 1 vị trí do dễ gây hoại tử
Gia súc (trừ bê và con đang cho con bú): 7,5–12,5 mg/kg, SC, một lần 2,5–5 mg/kg, SC, q 24 giờ trong 3–5 ngày
Lợn: 7,5 mg/kg, IM hoặc SC (sau tai), một lần
Ngựa: 5–10 mg/kg, IV, mỗi 24 giờ; 5–10 mg/kg, PO, mỗi 24 giờ
Hãy liên lạc ngay với vinoda để được tư vấn và mua sản phẩm
Các sản phẩm có trên thị trường
Nguồn: Tổng hợp và tham khảo MSD Vetmanual