Tính cấp thiết của căn bệnh
Chủng độc lực cao gây bệnh cho người
Chủng cúm độc lực cao bùng dịch tại châu Á (từ 10/2021 đến hiện tại), Việt Nam đã phát hiện 1 trường hợp mắc cúm gia cầm độc lực cao H5N1, trong khi đó "người hàng xóm" Trung Quốc ngay bên cạch nước ta đã phát hiện đến 61 ca bệnh H5N1.
Từ đầu năm 2023, theo thông báo của Bộ Y tế Campuchia, từ ngày 22/02/2023 Campuchia ghi nhận 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Prey Veng, trong đó có 01 trường hợp đã tử vong.
Với trạng thái mở cửa, hội nhập và giao thương với các nước, đây sẽ càng là cơ hội để cúm gia cầm xâm nhập vào nước ta kể cả với con người hay gia cầm tại Việt Nam.
Cúm gia cầm đã tạo ra một mối nguy hiểm lớn cho những người tiếp xúc thường xuyên với gia cầm, triệu chứng bệnh trên người có thể từ nhẹ cho tới nặng tùy thuộc vào chủng và nồng độ độc lực của mầm bệnh xâm nhiễm vào con người.
Cúm gia cầm gây chết ở mèo, gây lo ngại về vấn đề lây truyền giữa động vật có vú
Nhà virus học Krzysztof Pyrc tiết lộ: "Một đánh giá đã chỉ ra rằng thực phẩm là một trong những con đường có khả năng lây truyền mầm bệnh"
Virus cúm gia cầm đã gây ra cái chết cho ít nhất 16 thú cưng, WHO cũng đã bày tỏ lo ngại rằng củng virus cuối cùng có thể xuất hiện và lây lan từ người sang người
Cúm gia cầm ở Việt Nam
7 Ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 - từ đầu năm 2023
Những ổ dịch cúm gia cầm được ghi nhận ở các tỉnh: Ninh Bình, Cao Bằng, Nghệ An, Quảng Nam.
Số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy đến 9.604 con.
Virus cúm gia cầm
Tên: Avian Influenza virus, họ Orthomyxovidae. Virus cúm gia cầm đa dạng về di truyền, có nhiều clade và sub-clade khác nhau, chúng ta phân loại dựa vào kháng nguyên H và N.
Hiện nay có 4 nhóm virus cúm gia cầm chính là A, B, C và D. Trong đó nhóm virus cúm A được biết đến với tác hại mạnh mẽ, lây nhiễm cho gia cầm và các loại động vật có vú, đặc biệt nguy hiểm là chúng có thể lây sang con người.
Virus type A: Trên bề mặt có 2 kháng nguyên HA và NA, chúng được mã hóa trên những đoạn riêng biệt và chia thành 18 nhóm HA và 11 nhóm NA tương ứng.
| Cúm chủng độc lực cao | Cúm chủng độc lực thấp |
Chủng | H5; H7 | H9 |
Tỉ lệ tử vong | 90-100% | 0-30% khi ghép với bệnh khác có thể lên đến 100% |
Thời gian ủ bệnh | Thời gian ủ bệnh ngắn từ 1-3 ngày | 3-5 ngày |
Triệu chứng | Sốt cao từ 40 °C trở lên Xù lông, ủ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ Đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào, tích sưng, xuất huyết Mắt bị viêm kết mạc và có thể xuất huyết Xuất huyết điểm ở giữa vùng bàn chân và khuỷu chân, xuất huyết niêm mạc hậu môn Có triệu chứng hô hấp, mỏ chảy nhiều rớt dãi Có triệu chứng thần kinh, nghẹo cổ, sã cánh Tiêu chảy, phân xanh, phân trắng Vịt, ngỗng chủ yếu bị các triệu chứng thần kinh, vẹo cổ, mất điều hòa, run rẩy, mệt mỏi nhẹ | Gà sốt , ủ rũ bỏ ăn và xù lông Mí mắt viêm, đỏ và chảy nước mắt chảy máu mũi Mặt sưng Khó thở, có trường hợp mào tím tái, biểu hiện như phiêm phế quản Tỷ lệ giảm đẻ 30%, có trường hợp gà dừng đẻ Triệu chứng bệnh thường giảm sau 7-10 ngày, gà hổi phục sau 2 tuần So với H5 và H7 các triệu chứng tím tái thấp hầu như không xuất hiện xuất huyết trên các vảy ở chân |
Bệnh tích | Xuất huyết hầu hết các cơ quan nội tạng: Mào tích thâm tím - Xuất huyết hệ tiêu hóa, có thể thấy rõ ở hậu môn, van hồi manh tràng, dạ dày tuyến - Khí quản viêm, xuất huyết nhiều đờm đôi khi lẫn máu - Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực, cơ tim - Dạ dày tuyến viêm và xuất huyết nặng - Xuất huyết mỡ vùng bụng và xung quanh dạ dày cơ - Viêm buồng trứng và ống dẫn trứng: Trứng non bị vỡ gây viêm nhiễm phúc mạc. Phổi: viêm và xuất huyết nặng - Tụy: đốm xuất huyết/ hoại tử - Thận sưng, tụ huyết | - Khí quản xung huyết trầm trọng, đôi khi xuất huyết, chứa nhiều chất nhày. Thường xuất hiện chất tiết đông đặc như phomai ở ngã ba khí quản-phế quản. - Túi khi viêm nhiều mức độ khác nhau: từ đục màu, đến tăng sinh và chứa nhiều chất tiết - Niêm mạc ruột sung huyết hoặc xuất huyết. - Buồng trứng sung hoặc xuất huyết. Trứng vỡ gây viêm xoang bụng. - Vỏ trứng nhạt màu, mỏng vỏ. Tỷ lệ nở giảm |
Chẩn đoán phân biệt | Dễ nhầm lẫn với Newcaslte, Gumboro hoặc dịch tả vịt | |
Bùng phát dịch cúm gia cầm: Đây là một vấn đề đang được quan tâm trên thế giới vì cúm chủng độc lực thấp có thể tiến hóa thành chủng độc lực cao gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi.
Chủng virus cúm gia cầm gây chết ở người: A/H7N9
Sức sống của virus cúm gia cầm và điều kiện bất hoạt
- Virus cúm gia cầm sống lâu hơn ở điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao. Tới 35 ngày ở chuồng nuôi có nhiệt độ thấp và 3 tháng trong phân gia cầm mắc bệnh.
- Nhiệt độ 50-56°C/60 phút (nhiệt độ càng cao thời gian càng ngắn)
- Hóa chất: Fomalin; Phenol và axit
- Tác động của tia cực tím, điều kiện pH 1-3 hoặc 10-14
Loài cảm nhiễm: gà, gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, bồ câu, đà điểu, chim hoang dã và động vật có vú.
Trong đó loài chim hoang dã và vịt được xem là một vector lây truyền mầm bệnh quan trọng.
Cách phòng bệnh tốt nhất: AN TOÀN SINH HỌC
Tiêm vaccine kết hợp với vệ sinh sát trùng chuồng trại là cách tốt nhất để bảo vệ đàn gia cầm khỏi dịch bệnh.
CHÚ Ý
Giống gà: mua gia cầm giống tại cơ sở uy tín, nhất là trong tình hình dịch bệnh, mua gia cầm với nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, không được đảm bảo về vaccine rất dễ đưa mầm bệnh vào đàn vật nuôi.
Tiếp xúc:
Tránh để đàn gia cầm tiếp xúc với các loài chim hoang dã (chim hoang có thể mang mầm bệnh mà không biểu hiện bệnh), không nuôi chung gia cầm với các loài động vật khác, đặc biệt là vịt, ngan, ngỗng.
Chuồng nuôi:
Đảm bảo khô ráo, sạch sẽ, được quét dọn và sát trùng thường xuyên. Thay đổi chất độn chuồng. (Chuồng nuôi và vệ sinh phòng bệnh: Nuôi nhốt gia cầm, không nuôi chung nhiều loại gia cầm; Chuồng nuôi phải luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông, dễ vệ sinh khử trùng tiêu độc; sân thả gia cầm phải khô ráo sạch sẽ, có tường bao quanh; Định kỳ vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi (1 lần/tuần) bằng các loại hóa chất ; Phân, chất độn chuồng cần được thu gom và ủ với vôi bột trước khi sử dụng; Trước cửa chuồng hoặc cổng ra, vào khu chăn nuôi phải có hố sát trùng)
=> Cảnh giác với Cúm gia cầm mùa mưa lũ: thời tiết ẩm ướt ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển tới gia cầm, đồng thời là điều kiện thuận lợi để virus phát triển.
Vaccine phòng bệnh
Vacine phòng bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực thấp:
Vacine phòng bệnh Cúm gia cầm chủng độc lực cao:
Nguồn tham khảo: Dangcongsan.vn/ VTC