Tình hình chăn nuôi cả nước tháng 5/2022
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 5/2022, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra nhưng tình hình chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến cuối tháng 5 tăng 5,7% so với năm 2021, đàn gia cầm tăng khoảng 1,9% so với cùng thời điểm năm trước.
Tình hình chung
Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong tháng 5/2022, đàn lợn và gia cầm cả nước phát triển ổn định, dịch bệnh lớn không xảy ra nhưng tình hình chăn nuôi vẫn gặp khó khăn do giá thức ăn chăn nuôi tiếp tục tăng. Ước tính tổng đàn lợn của cả nước tính đến cuối tháng 5 tăng 5,7% so với năm 2021, đàn gia cầm tăng khoảng 1,9% so với cùng thời điểm năm trước.
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 ước đạt 32,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 139 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 46 triệu USD, giảm 2,4%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 36 triệu USD, giảm 18,8%.
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 đạt 294,5 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 569,8 triệu USD, tăng 8,5%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 518,3 triệu USD, giảm 14,1%.
Tình hình chăn nuôi phát triển ổn định, dịch tả lợn châu Phi được kiểm soát tốt trong thời gian qua, khiến tình hình sản xuất tại các doanh nghiệp, trang trại khởi sắc, đặc biệt là các đơn vị chủ động được nguồn con giống, liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra, đảm bảo vệ sinh, an toàn sinh học. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi. Trong 5 tháng đầu năm, các công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi đã có nhiều đợt điều chỉnh tăng giá. Giá thức ăn chăn nuôi tăng khiến chi phí sản xuất cũng tăng cao trong khi giá bán sản phẩm không thay đổi nhiều, điều này đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Chăn nuôi trâu, bò:
Đàn trâu, bò cả nước trong tháng phát triển ổn định. Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê (TCTK), tổng số trâu của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 giảm 1,5%; tổng số bò tăng 1,6% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi lợn:
Giá thịt lợn hơi trong tháng tiếp tục duy trì ở mức ổn định, không biến động nhiều so với tháng trước, dao động trong khoảng 54.000 – 60.000 đồng/kg, thay đổi tùy từng địa phương. Tuy nhiên, giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao là một trở ngại lớn đối với ngành chăn nuôi và đặc biệt gây áp lực cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Theo số liệu ước tính của TCTK, tổng số lợn của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2021.
Chăn nuôi gia cầm:
Nhìn chung, đàn gia cầm cả nước phát triển ổn định trong tháng, dịch bệnh được kiểm soát tốt. Theo ước tính của TCTK, tổng số gia cầm của cả nước tính đến thời điểm cuối tháng 5/2022 tăng 1,9% so với cùng thời điểm năm 2021.
Thú y:
Theo báo cáo của Cục Thú y, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tính đến ngày 25/05 cụ thể như sau:
Dịch Cúm gia cầm (CGC):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 18 ổ dịch tại 10 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 53.598 con gia cầm.
Hiện nay, cả nước có 01 ổ dịch tại tỉnh Tiền Giang chưa qua 21 ngày. Số gia cầm buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 3.300 con. Các doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu, cung ứng khoảng 240 triệu liều vắc xin CGC, sản xuất trong nước chiếm hơn 50%.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 605 ổ dịch tại 46 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 26.302 con lợn.
Hiện nay, cả nước có 69 ổ dịch tại 23 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số lợn buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 4.505 con; nặng nhất tại Bình Phước (tiêu hủy 1.501 con) và Hòa Bình (778 con).
Dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC):
Từ đầu năm 2022 đến nay có 190 ổ dịch tại 10 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 370 con trâu, bò.
Hiện nay, cả nước có 25 ổ dịch tại 7 tỉnh chưa qua 21 ngày. Số trâu, bò buộc tiêu hủy tại các địa phương này là 89 con; nặng nhất tại Quảng Ngãi.
Các doanh nghiệp đã sản xuất, nhập khẩu, cung ứng khoảng 2 triệu liều vắc xin VDNC; trong nước đã có 02 doanh nghiệp sản xuất, đang kiểm nghiệm, khảo nghiệm theo quy định, tháng 6/2022 sẽ có 01 vắc xin được phép lưu hành.
Dịch bệnh Tai xanh, Lở mồm long móng (LMLM): đã được kiểm soát tốt. Hiện nay trên địa bàn cả nước không có dịch.
Thị trường chăn nuôi
Trên thị trường thế giới, giá lợn nạc giao tháng 6/2022 ở Chicago, Mỹ biến động giảm trong tháng qua với mức giảm 2,1 UScent/lb xuống mức 108,875 UScent/lb. Giá thịt lợn giảm do doanh số xuất khẩu thịt lợn ở mức thấp.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 5/2022, giá lợn hơi tại các vùng trên cả nước tăng. Giá lợn hơi miền Bắc tăng 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 56.000 - 58.000 đồng/kg. Cụ thể, mức giao dịch cao nhất trong khu vực vẫn được ghi nhận tại Hưng Yên và Hà Nội là 58.000 đồng/kg. Ngoại trừ tỉnh Tuyên Quang hiện đang thu mua heo hơi với giá 57.000 đồng/kg, các tỉnh thành còn lại đều giao dịch ở mức 56.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 54.000 – 57.000 đồng/kg. Trong đó, thương lái tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Lâm Đồng thu mua heo hơi với giá cao nhất là 57.000 đồng/kg. Thấp hơn một giá ở mức 56.000 đồng/kg gồm có các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Bình Thuận. Các định phương còn lại ở mức 55.000 đồng/kg.
Thị trường lợn hơi miền Nam ghi nhận giá thu mua biến động tăng từ 2.000 đồng/kg tại nhiều tỉnh thành, dao động trong khoảng 55.000 – 60.000 đồng/kg. Trong đó, giá lợn hơi tại Vũng Tàu và Cần Thơ đang ở mức 55.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Các tỉnh thành còn lại thu mua lợn hơi trong khoảng 56.000 – 60.000 đồng/kg.
Giá thu mua gà tại trại biến động trái chiều tại các vùng miền trong tháng qua. Giá gà thịt lông màu ngắn ngày miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 6.000 đồng/kg lên mức 58.000 – 59.000 đồng/kg. Giá gà công nghiệp miền Bắc, miền Trung và miền Nam ổn định ở mức 28.000 – 35.000 đồng/kg. Giá trứng gà miền Bắc, miền Trung và miền Nam tăng 100 đồng/quả lên mức 2.100 – 2.700 đồng/quả. Giá trứng tăng do chi phí vận chuyển tăng, giá thức ăn chăn nuôi tăng, người nuôi giảm đàn, nguồn cung giảm.
Thị trường xuất khẩu
Sản phẩm chăn nuôi:
Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 ước đạt 32,4 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 ước đạt 139 triệu USD, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 46 triệu USD, giảm 2,4%; thịt và phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 36 triệu USD, giảm 18,8%.
Thị trường nhập khẩu
Sản phẩm chăn nuôi:
Ước giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 5 năm 2022 đạt 294,5 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,3 tỷ USD, giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và các sản phẩm sữa ước đạt 569,8 triệu USD, tăng 8,5%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật ước đạt 518,3 triệu USD, giảm 14,1%.
Thức ăn gia súc và nguyên liệu:
Ước giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 5 năm 2022 đạt 550 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 5 tháng đầu năm 2022 đạt gần 2 tỷ USD, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu chủ yếu từ các thị trường: Achentina (chiếm 26,6% thị phần), Braxin (20,6%) và Hoa Kỳ (12,7%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu của Việt Nam từ Achentina giảm 29,8%, Braxin (+148,6%) và Hoa Kỳ (-43,3%).
Đậu tương:
Khối lượng đậu tương nhập khẩu tháng 5 năm 2022 ước đạt 250 nghìn tấn với giá trị đạt 180,9 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 5 tháng đầu năm 2022 đạt 975,4 nghìn tấn và 660,6 triệu USD, tăng 1,8% về khối lượng và tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Braxin, Hoa Kỳ và Canada là 3 thị trường cung cấp đậu tương chính cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 với 99,3% thị phần.
Lúa mì:
Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì tháng 5 năm 2022 đạt 400 nghìn tấn với giá trị nhập khẩu đạt 143,6 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 5 tháng đầu năm 2022 đạt 1,95 triệu tấn và 716 triệu USD, tăng 3,9% về khối lượng và tăng 39,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn nhập khẩu lúa mì chính của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 là từ các thị trường: Ôxtrâylia (chiếm tỷ trọng 61,6%), Braxin (18%) và Hoa Kỳ (8,2%). So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu lúa mì của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 từ Ôxtrâylia tăng 7,6%; Braxin (+87,8%) và Hoa Kỳ (+168%).
Ngô:
Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu tháng 5 năm 2022 đạt 900 nghìn tấn với giá trị đạt 342,7 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 5 tháng đầu năm 2022 đạt 3,5 triệu tấn và 1,2 tỷ USD, giảm 22,1% về khối lượng nhưng tăng 2,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.
Nguồn nhập khẩu ngô của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2022 chủ yếu từ 3 thị trường: Achentina, Ấn Độ và Braxin, chiếm 79,6% thị phần. So với cùng kỳ năm 2021, giá trị nhập khẩu ngô trong 4 tháng đầu năm 2022 từ Achentina tăng 61,1%, Ấn Độ (+19,7%) và Braxin (-65,3%).