Cart

Thêm 1 loại vacxin DTLCP được dự kiến công bố vào tháng 2/2023

Việc kiểm soát sự lây lan của dịch tả lợn châu Phi (DTLCP - ASF) vẫn còn là một vấn đề nhức nhối trong ngành chăn nuôi hiện tại. Trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh này, Việt Nam đang là một nước có những bước tiến vượt bậc trong việc phát triển vacxin DTLCP. Trong tháng 2 năm 2023, vacxin AVAC ASF LIVE sẽ được công bố sau khi đã tiêm thử nghiệm hơn 600.000 liều trên cả nước.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến chỉ đạo các đơn vị gấp rút hoàn thành công đoạn cuối để công bố thêm 1 loại vacxin DTLCP (ASF) 

"Vacxin giống như một lá chắn cho vật nuôi và rất cần thiết cho người dân. Bên cạnh những kết quả đã có, chúng ta cần soạn thêm hướng dẫn chi tiết cho nhóm đối tượng nông hộ và lên sẵn nhiều kịch bản ứng phó cho các tình huống có thể xảy ra khi sử dụng vacxin ngoài thực tế" - Thứ trưởng Bộ NN - PTNT Phùng Đức Tiến.

Sau khi thử nghiệm 4 tháng, lợn được tiêm vacxin DTLCP (ASF) không xảy ra sự cố nào và đáp ứng miễn dịch tốt. Đây là cơ sở để công bố vaxcin.

Thứ trưởng yêu cầu Cục Thú y phối hợp với đơn vị sản xuất giám sát chặt chẽ 4 nhóm vấn đề: Các biến chủng của virus DTLCP (ASF); nguồn giống sản xuất vacxin; môi trường nuôi virus vacxin trên tế bào DMAC do AVAC phát triển; quy trình, dây chuyền, thiết bị sản xuất vacxin. Đây là cơ sở để tạo ra loại vacxin ổn định, đáp ứng miễn dịch và vô trùng.

BATH9252
Báo cáo kết quả khảo nghiệm của lô vacxin của ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công Ty AVAC
 

Trong 10 lô vacxin trước đó do AVAC triển khai thử nghiệm, 4 lô đã đạt kết quả kiểm nghiệm của Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc Thú y Trung ương 1. Việc phát triển vacxin nhận được sự ủng hộ, có sự đồng ý Bộ NN-PTNT, Cục Thú y, AVAC phối hợp tiêm từ số thuốc này theo hai diện: 1.819 liều cho cho 13 trang trại chăn nuôi nông hộ ở Hòa Bình, Bắc Giang, Hà Nội, Đồng Tháp, An Giang và 600.544 liều cho 545 trang trại nội bộ của Công ty C.P Việt Nam. 

Kết quả khảo nghiệm có hiệu quả trên quy mô nhỏ

Khoảng 94% số lợn được lấy mẫu máu sau 28 ngày được tiêm vacxin xuất hiện kháng thể. 

Ông Đoàn Anh Tuấn, Trung tâm Chẩn đoán kiểm nghiệm, Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam - đơn vị sử dụng vacxin DTLCP của AVAC khảo nghiệm trên diện hẹp cho biết, trước khi áp dụng tiêm phòng ở quy mô lớn, công ty đã đánh giá hiệu lực của vacxin trên quy mô nhỏ (khoảng hơn 600 con), ở một số cơ sở chăn nuôi gia công.

Kết quả, không phát hiện virus vacxin trong mẫu phân và nước bọt của lợn sau tiêm vacxin 14 ngày. Khả năng lợn đáp ứng miễn dịch cho tới lúc xuất bán (khoảng hơn 3 tháng sau tiêm) vẫn đạt mức an toàn.

Từ đó, ông Tuấn đưa ra nhận xét về vacxin AVAC ASF LIVE do Công ty AVAC sản xuất là vacxin có hiệu quả cao phù hợp cho những trại lợn thịt có sức khỏe tốt.

 
tin-hieu-tich-cuc-ve-su-dung-vac-xin-dich-ta-lon-chau-phi-234923_286
Lợn được tiêm vacxin AVAC ASF LIVE có đáp ứng miễn dịch tốt
 

Dòng vacxin nội địa, tối ưu hóa lợi ích của người chăn nuôi

Do sản xuất trên công nghệ tế bào dòng DMAC do Công ty AVAC tự phát triển, chi phí sản xuất vacxin AVAC ASF LIVE được dự báo sẽ rẻ hơn và được sản xuất trên quy mô lớn (vài triệu liều mỗi tháng).

Đây là điều được Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặc biệt quan tâm bởi Việt Nam là nươc có nông hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỷ lệ lớn, vậy nên nếu giá vacxin quá đắt sẽ khó tiếp cận với người dân.

Trên thực tế, ý thức của người dân về chăn nuôi an toàn sinh học đã tăng lên

Đây là một xu thế tốt đang diễn ra trong ngành chăn nuôi Việt Nam và cũng là điều mà Thứ trưởng bày tỏ: " Cái chúng ta cần là toàn bộ lợn được tiêm vacxin phải đáp ứng miễn dịch đến lúc mổ. Do đó, không thể quên đối tượng này khi triển khai tiêm trên diện rộng"

Ngoài việc đưa vacxin vào tiêm cho những hệ thống chăn nuôi lớn như C.P, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đề nghị AVAC cần có chính sách tăng cường khảo nghiệm tại những trang trại gia công, nhỏ lẻ trên cả nước.

Nỗ lực, phối hợp giữa AVAC và C.P được Thứ trưởng đánh giá cao. Tuy nhiên cần lưu ý thêm rằng mô hình chăn nuôi của C.P khó đạt được trong thực tế nông hộ. Vì vậy, cần có thêm kết quả phân tích về yếu tố dịch tễ của từng trại. Ông cũng yêu cầu các đơn vị chuẩn bị báo cáo kỹ thuật sau buổi họp hôm 31/1 để rút kinh nghiệm, trước khi công bố vacxin.

Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cam kết phố hợp với các đơn vị luên quan để quy trình khảo nghiếm sát vối thực tế nhất, ông nói: “Trong điều kiện lý tưởng, vacxin đạt hiệu quả tốt”.

Dù rất vui mừng với thành công bước đầu của AVAC nhưng vấn đề đặt ra rằng sản phẩm của AVAC còn nguy cơ rủi ro do mới kiểm nghiệm được 4/10 lô vacxin sản xuất từ tháng 6 - 11/2022. Vì vậy, Cục Thú y sẽ tiếp tục kiểm nghiệm, giám sát chất lượng và sử dụng vacxin AVAC ASF LIVE.

Trong thời gian chờ đợi, dự kiến đến tháng 3/2023, Cục thú y đề nghị AVAC có thêm báo cáo về độ ổn định của sản phẩm. Đồng thời, công ty có thể sử dụng mẫu gộp khi sử dụng kit test, để giảm chi phí xét nghiệm và tăng tần suất lấy mẫu.

Dự kiến Công ty AVAC sẽ cho ra mắt vaccine AVAC ASF LIVE là vacxin nhược độc đông khô bằng cách sử dụng phương pháp cắt bỏ gen độc và nuôi trên môi trường tế bào DMAC. Loại vacxin này được khuyến cáo sử dụng cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên, và không sử dụng cho lợn sinh sản (hậu bị, nái và đực giống). Từ ngày thứ 14, lợn được tiêm vacxin sẽ xuất hiện kháng thể. Thời gian bảo hộ kéo dài khoảng 4 tháng.
 
Ở thời điểm hiện tại các Công ty đang nghiên cứu và sản xuất thành công vacxin DTLCP ở Việt Nam bao gồm: Navetco, Dabaco và Avac. Khả năng thành công của vaxcin DTLCP là hoàn toàn có thể, cùng với sự nghiên cứu phát triển vaxcin không ngừng nghỉ của các nhà khoa học Việt Nam việc kiểm soát đại dịch này sẽ ở trong tương lai gần. 

Kết: Ngoài DTLCP con vật cũng có thể mắc nhiều bệnh khác có tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao như Tai Xanh, Dịch tả truyền thống, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Thương hàn, Lepto, Lở mồm long móng. Người chăn nuôi nên chú ý đến dịch tễ ở địa phương để chủng ngừa vacxin, bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi.
Nguồn: nongnghiep.vn
 
 
Facebook Linkedin Top