Cart

Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng, chấn thương và tuổi tác đến đáp ứng miễn dịch của con vật

Đối với bất kỳ vật nuôi nào, miễn dịch của cơ thể là vô cùng quan trọng để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh khỏi bệnh tật. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp một số nguyên nhân ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch của con vật, để người nuôi có cái nhìn khái quát trong quá trình chăm sóc vật nuôi.

1. Suy dinh dưỡng

 

Emaciated trypanosome positive sow, Eastern Region, Ghana. | Download  Scientific Diagram

 

Suy dinh dưỡng làm giảm đáp ứng miễn dịch, sự nhạy cảm với nhiễm khuẩn tăng lên. Suy dinh dưỡng có thể do vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân kém, nhưng chủ yếu là do teo lympho lan rộng, nhất là khi giảm tới 50% TCD4 sẽ làm rối loạn nghiêm trọng đáp ứng miễn dịch tế bào.
 

2. Chế độ ăn 

19 Things Pigs Like to Eat Most (Diet, Care & Feeding Tips)
 
Thiếu kẽm trong chế độ ăn sẽ làm giảm hoạt tính của hormon tuyến ức và do đó làm giảm miễn dịch tế bào.
 

3. Làm việc nặng

Nông dân Việt điều khiển trâu, bò ra sao?
 
Làm việc nặng sẽ làm con vật stress từ đó tăng nồng độ cortisol, IFN-y, IL-1, beta-Endophyl, giảm IgA do đó suy giảm miễn dịch, con vật dễ bị nhiễm khuẩn.
 

4. Chấn thương

Phẫu thuật, chấn thương cũng là nguyên nhân làm ức chế miễn dịch của con vật. Khi thần kinh căng thẳng, corticosteroid được giải phóng từ tổ chức bị tổn thương.
Nội độc tố của vi khuẩn đường ruột giải phóng cũng gây suy giảm miễn dịch.
 

5. Tuổi tác

Tuổi tác cao dẫn đến suy giảm đáp ứng miễn dịch tế bào nhưng đáp ứng miễn dịch dịch thể lại không thay đổi rõ rệt.

6. Tác động của môi trường và bệnh tật

Môi trường sống của con vật không vệ sinh, có nhiều mầm bệnh tác động lớn đến miễn dịch của động, đặc biệt là những động vật nuôi, sự tấn công của vi khuẩn, virus làm suy giảm miễn dịch khiến con vật mắc bệnh.
 

Cách tăng sức đề kháng cho vật nuôi

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng quan trọng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, bao gồm cân đối thức ăn tinh và thô xanh, ủ thức ăn cho mùa đông và bổ sung nước uống, muối khi cần thiết. Đối với từng loài động vật, cần chú ý đến chế độ ăn riêng biệt, nhưng luôn đảm bảo đủ lượng và chất lượng.
- Tiêm vắc-xin cho vật nuôi: Là biện pháp quan trọng để nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi, tùy vào từng vật nuôi mà ta có những loại vắc xin cùng với lịch tiêm khác nhau
- Thức ăn bổ sung: Bổ sung dinh dưỡng quan trọng để tăng sức khỏe và sức đề kháng cho vật nuôi. Lợi khuẩn hỗ trợ sức khỏe ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách ức chế vi khuẩn có hại. Axit hữu cơ làm thay đổi môi trường ruột, ức chế vi khuẩn có hại, và cải thiện sự phát triển của động vật. Vitamin đóng vai trò quan trọng trong sinh trưởng, phát triển, và kháng bệnh, cần được bổ sung đúng lượng cho từng loại động vật theo nhu cầu cụ thể.
-Sử dụng thảo dược: Sử dụng thảo dược và bài thuốc dân gian như tỏi, gừng, tình dầu hồi, quế có thể tăng đề kháng, kích thích tiêu hóa, cải thiện chất lượng sản phẩm, và ức chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp hạn chế việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi.
 
Kết: Suy giảm miễn dịch là bước đầu tiên để mầm bệnh có cơ hội tấn công con vật, vậy nên người nuôi cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi, cũng như đối với thú cưng việc nâng cao miễn dịch là cách để các bạn bảo vệ thú cưng của mình!
 
Để cung cấp cho độc giả thông tin chính xác nhất bài viết có sự tham khảo từ: Miễn dịch học thú y - Học viện Nông nghiệp Hà Nội
Facebook Linkedin Top