Cart

Những bước cần phải biết khi heo nái đẻ

Vai trò quyết định của kỹ thuật nuôi heo nái vô cùng quan trọng vì nó quyết định đến doanh thu toàn đàn. Tại bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu về quá trình cũng như các lưu ý trong quá trình đẻ của heo mẹ, chủ động chuẩn bị các kiến thức của quá trình đẻ giúp người nuôi nâng cao phẩm chất đàn heo, tránh khỏi các rủi ro, góp phần đem lại lợi nhuận cao cho người chăn nuôi.
 

Chuẩn bị cho heo nái trước khi sinh

Chuẩn bị trước khi heo nái đẻ
Thời gian trước ngày đẻ dự kiếnViệc cần làm
14 ngày-  Phòng E.Coli
- Tẩy giun sán lần 1
7 ngày

 - Vệ sinh sát trùng sạch sẽ chuồng nái đẻ

- Tắm rửa cho heo mẹ sạch sẽ

- Tẩy giun sán lần 02

- Chuyển heo mệ từ chuồng bầu xuống chuồng nái đẻ.

Lưu ý: Giai đoạn này nước uống cho heo cần chuẩn bị đầy đủ 45 lít/ngày và tốc độ nước qua núm uống cần đạt 2 lít/phút

2 - 3 ngày - Chuẩn bị đẩy đủ dụng cụ để trợ sản cho lợn nái: ô úm heo; sổ ghi chép heo nái; kìm bấm và kéo để cắt đuôi; nước sát trùng khoảng 1 chén nhỏ và đặc và một xô đã pha loãng với nước sạch để vệ sinh cơ thể heo mẹ nếu cần thiết; dây buộc rốn; bột lăn; giẻ sạch; đèn và máy phát điện (đề phòng mất điện)
- Thuốc cần thiết: kháng sinh có tác dụng kéo dài (LA), oxytoxin, PGF2α . . .
- Cần theo dõi sát sao đề phòng heo mẹ đẻ trước ngày dự kiến
 
0 - 1 ngày- Quan sát để kịp thời phát hiện heo nái đẻ, căn cứ vào thời gian phối giống và trạng thái cơ thể của heo 
- Giảm ăn hoặc không cho ăn
- Nếu tới ngày dự kiến mà heo nái vẫn không đẻ thì tiêm một mũi kích thích PGF2α.

 

Phát hiện heo nái đẻ:

- Căn cứ vào lịch phối giống để tính ngày đẻ cho heo: heo nái mang thai trung bình 114 ngày, cần ghi chép lại lịch phối giống để dự kiến ngày đẻ. 

- Căn cứ vào trạng thái cơ thể của heo

Hiện tượng làm ổ: heo nái thường cắn ổ, tha rác để làm ổ đẻ.

Biểu hiện: Bồn chồn, đi lại nhiều, bỏ ăn.

Bộ phận sinh dục: Trước ngày đẻ 1-2 ngày, cơ quan sinh dục bên ngoài có những thay đổi rõ rệt. Âm môn phù to, nhão ra và xung huyết nhẹ, đầu núm vú căng to, tĩnh mạch vú nổi rõ ràng.

Sữa đầu là yếu tố đáng chú ý để xác định heo nái sắp đẻ chưa, trước khi đẻ 3 ngày vú sẽ tiết ra nước trong. Trước khi đẻ 1 ngày có thể vắt ra vài giọt sữa màu trắng. Khi cặp vú phía trước đã vắt được vài giọt sữa đầu thì chỉ nửa ngày sau heo sẽ đẻ. Nếu cặp vú sau cũng vắt được sữa đầu thì chỉ vài giờ sau heo sẽ đẻ.

Cơ sở khoa học của việc tiêm PGF2α cho những heo chậm đẻ:

Trong một số trường hợp heo chậm đẻ hoặc đẻ khó có thể cân nhắc đến việc tiêm PGF2α để hỗ trợ quá trình heo đẻ.

Hoocmon Prostaglandin có nhiều loại, nhưng loại có hoạt tính mạnh nhất là PGF2a, có tác dụng như sau:

- Phá vỡ màng noãn bao để gây rụng trứng.
- Phá huỷ thể vàng, nang nước trên buồng trứng, gây động dục.
- Gây hưng phấn ống sinh dục, tăng cường nhu động tử cung, kích thích mở cổ tử cung.

Do đó, Prostaglandin ứng dụng trong công nghệ gây đẻ nhân tạo và trợ sản ở những ca đẻ khó…

 

3 giai đoạn chính của quá trình đẻ

Hiều rõ bản chất và quá trình heo đẻ sẽ giúp chúng ta hỗ trợ heo đẻ tốt hơn, cải thiện năng suất và giảm thiểu rủi ro trong quá trình heo đẻ, cũng như đảm bảo được chất lượng đàn heo con và sức khoẻ của heo mẹ sau sinh

Giai đoạn 1 - giai đoạn chuẩn bị đẻ (2- 12h)
  • Cơ quan trong đường sinh dục từ co rút bất thường và ngắn chuyển sang co rút nhịp nhàng, đều đặn và có chu kỳ.
  • Cổ tử cung mở rộng làm cho tủ cung và âm đạo thông suốt với nhau
  • Dịch ối chảy ra, có tác dụng bôi trơn đường sinh dục, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẻ.
Giai đoạn 2 - đẩy thai ( 1- 4h)
  • Các màng ối căng phồng và đẩy thai ra gần tử cung nhất.
  • Lực co bóp lúc này là tổng hợp lực co bóp của đường sinh dục, cơ thành bụng và cơ hoành tạo ra một lực mạnh và kéo dài.
  • Bào thai được đẩy ra ngoài.
Giai đoạn 3 - cuống nhau ra ngoài
  • Sau khi bào thai được đẩy ra ngoài thì sau 10-15 phút màng nhau cũng được đẩy ra ngoài nhờ sự co rút của các cơ co rút dạ con.

Lưu ý: Quá trình sổ nhau gặp khó khăn , chậm chễ có thể dẫn đến hiện tượng viêm tử cung do ở những nơi có màng nhau các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến nhiều, quá trình oxy hoá tạo ra cá chất độc gây ra viêm, nguy hiểm hơn dẫn đến hoại tử niêm mạc tử cung.

Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo

  • Trước ngày đẻ dự kiến mà heo vẫn không có biểu hiện gì thì nên tiêm kích dục tố PGF2α (thuốc hẹn giờ đẻ), thông thường sau đó 12h thuốc sẽ có tác dụng.
  • Chuẩn bị xong các dụng cụ hỗ trợ đẻ trước thời gian heo đẻ.

Bước 1

Khi heo con được đẻ ra thì dùng vải lau khô người và vùng miệng. Điều này giúp heo sạch sẽ và lưu thông máu cho heo, tránh để mất nhiệt (một số bột lăn có tác dụng chống lại 1 số mầm bệnh ngoài môi trường), đồng thời khi lau cho heo con chú ý lau dịch nhầy trong mũi, miệng để heo con thở được.

kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản - Lau heo con sơ sinh bằng bột lăn

Lau cho heo con sơ sinh bằng bột lăn

Bước 2

Cắt rốn cho heo: dùng dây buộc rốn ở vị trí cách bụng 3 - 5 cm -> dùng kéo cắt phần dưới chỗ buộc 1cm và sát trùng vị trí cắt.

kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản - Cắt rốn cho heo

Cắt rốn cho heo

Bước 3

Cắt đuôi heo: dùng kìm bấm bấm chặt vào phần đuôi cách hậu môn 3 - 4cm, để một lúc đến khi máu không còn qua chỗ bị bấm nữa sau đó dùng kéo cắt phần đuôi bị bấm và nhanh chong sát trùng vị trí bấm.

kỹ thuật nuôi heo nái sinh sản - Cắt đuôi cho heo

Cắt đuôi heo

Sau khi hoàn thành các thao tác thì đưa heo vào ô úm để một lúc cho heo ấm hơn thì cho heo bú sữa đầu. Đây là việc có ý nghĩ quan trọng cho heo con vì lượng kháng thể mẹ truyền trong sữa đầu rất cao giúp heo chống chọi lại với các yếu tố bất lợi bên ngoài.

Đối với heo nái

Theo dõi thường xuyên các biểu hiện của heo nái trong quá trình đẻ để xử lý kịp thời trong các trường hợp xấu.

1 số trường hợp xấu có thể xảy ra:

  • Heo nái đẻ chậm: có thể tiêm 1 mũi oxytocine để tăng co bóp tử cung.
  • Khu vực heo nái đẻ quá bẩn: lập tức pha nước ấm với nước sát trùng loãng lấy giẻ lau sạch, lau qua cho heo đặc biệt là vùng thân sau.

Kỹ thuật chăm sóc heo nái sau sinh

  • Sau khi heo sinh xong thì tiêm 1 mũi oxytocine để đẩy hết nhau thai ra ngoài, tránh hiện tượng sót nhau, rất nguy hiểm. Tránh để heo mẹ ăn nhau dẫn đến rối loạn tiêu hoá.
  • Tiêm cho heo mẹ 3 mũi kháng sinh chống viêm tác dụng kéo dài. Một mũi sau khi sinh khoảng 6-8 giờ và 2 mũi cách mũi 1 cách đó 24 giờ và mũi 3 cách mũi 2 là 24 giờ (có thể sử dụng Amoxicilin, độ an toàn cao cho heo mẹ)
  • Vệ sinh cơ quan sinh dục bằng nước sinh lý hoặc thuốc tím. Đặc biệt là vùng bầu vú và vùng mông đề phòng mầm bệnh
  • Chú ý cung cấp đủ nước, thức ăn, dinh dưỡng cho heo mẹ. Khẩu phần ăn tăng dần sau khi sinh. Thời gian nuôi con cho heo mẹ ăn tự do theo nhu cầu. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ.
  • Đảm bảo môi trường sống hợp lý: Nhiệt độ = 27-30ºC; độ ẩm < 90ºC; vận tốc không khí = 0,5 – 15 m/giây. 
Quy trình thuốc và vaccine cho heo nái sau sinh
Thời gianThuốc và vaccine
Ngay sau khi đẻ
  • Sát trùng vệ sinh bầu vú và vùng mông
  • Tiêm oxytocine để đẩy nhau thai và sản dịch ra ngoài
Sau đẻ 6- 8h
  • Tiêm kháng sinh có tác dụng kéo dài, đề phòng viêm vú và nhiễm trùng
  • Tiêm kháng viêm, giảm đau, hạ sốt
Sau đẻ 24h
  • Có thể sử dụng thuốc kích thích tăng tiết sữa cho heo nái
sau đẻ 2 tuần
  • Trộn kháng sinh tổng hợp phòng bệnh hô hấp và tiêu hóa từ mẹ chuyền sang con

Quá trình hộ sản được gọi là thành công khi toàn bộ heo con sinh ra đều khoẻ mạnh, không có heo con bị chết khi sinh. Heo nái phục hồi nhanh chóng, đàn heo không mắc các bệnh do nhiễm khuẩn.

Đọc thêm: 7 xu hướng tạo ra sức bật trong chăn nuôi heo nái

 

Nguồn: Việt DVM

Facebook Linkedin Top