Cart

Sử dụng Vitamin E cho động vật

Vitamin E còn được gọi là vitamin của sự sinh sản, có chức năng chống vô sinh, chống oxy hóa sinh học trong cơ thể, nó cũng đóng vai trò trong việc cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng ta chắc hẳn đã quá quen thuộc với tác dụng của vitamin E đối với con người, còn đối với việc chăm sóc và chăn nuôi động vật thì ứng dụng loại vitamin này ra sao? chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Vitamin E chính là 2-tocoferon có hoạt tính cao nhất của các Tocoferon. Đây còn được gọi là Vitamin của sự sinh sản.

Vitamin E có nhiều trong mầm lúa, có thể sản xuất từ dầu của mầm lúa, nhưng cũng có thẻ sản xuất bằng đường tổng hợp hóa học (D1 – Tocoferon), tuy nhiên khi sấy lá, nghiền hạt thì sẽ phá hủy tocophenol.

 

1. Tính chất

Vitamin E có 4 dẫn xuất là alpha, beta, delta và gamma tocopherol.

Vitamin E tan trong dầu, không tan trong nước, không màu, sức chịu nhiêt độ ( 170 độ C trong 2 giờ). Nhưng dễ bị oxy hóa trở nên mất tác dụng.

DL Tocoferon acetat (Vitamin E tổng hợp) là loại dầu quánh, màu vàng sáng, hòa tan trong dầu, Ete, Cloroform, Acetyl tương đối bền vững ngoài không khí.

1mg DL Tocoferon tương đương 1 UI

1mg Tocoferon tương đương 1,36UI

 

2. Tác dụng

Vitamin E còn được biết đến là vitamin sinh sản, tác dụng nổi bật nhất là kích thích sinh sản. 

 

Biểu hiện bệnh của động vật khi thiếu vitamin E

Thiếu vitamin E ở con đực sẽ sản sinh ra tinh trùng không di động, dị hình, yếu ớt, nặng hơn là vô sinh, mất khả năng sinh sản và cuối cùng là thoái hóa biểu mô mầm.

Thiếu vitamin E ở con cái ảnh hưởng rắt lớn đến sự phát triển của bào thai, đẫn đến chết thai, sảy thai, làm rối loạn hoạt động của các cơ quan sinh dục phụ.

Bệnh do thiếu vitamin E, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự trao đổi chất của tổ chức cơ và thần kinh của gia súc và gia cầm. Gia súc non thiếu vitamin E gây ra các bệnh cơ trắng, bại liệt cơ, lợn con chậm lớn, teo cơ và cuối cùng chết vì thoái hóa cơ (nhất là cơ tim).

  •  Các Tocoferon là những chất chống oxy hóa tế bào chủ yếu, nó có tác dụng như các chất đệm, ngăn cản sự phân hủy của các chất béo của màng tế bào, vì vậy duy trì tính toàn vẹn của tế bào. Thiếu vitamin E ở gia cầm gây chứng nhũn não do dinh dưỡng (ở gà con 3-5 tuần tuổi). Thường biểu hiện qua các triệu chứng: rối loạn động tác, run rẩy, bại liệt, teo cơ, chứng tăng tiết dịch ( bệnh màu xanh lục) với phù thũng dưới da, bệnh “tím tròn” ở gà tây và vịt. Chứng hoại tử ở mề, xốp xương, khoèo ở chân gia cầm.

 

Tác dụng của vitamin E đối với cơ thể
  • Vitamin E có tác dụng làm giảm chứng đục thủy tinh thể ở gia súc.
  • Vitamin E có hoạt tính miễn dịch cao đối với các hội chứng nhiễm khuẩn ở gia súc. Tăng sức đề kháng chống các bệnh mãn tính đường hô hấp và đường tiêu hóa.
  • Kích thích gia súc sản sinh các hooc - mon ở tuyến yên
  • Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu vitamin A, D
  • Tạo điều kiện lý tường cho việc trao đỏi Phốt-pho (P), protein và glucid - các chất cần thiết cho sự sống
  • Selen cũng có vai trò chống oxy hóa như vitamin E (Se có trong thành phần một enzyme có tác dụng phá hủy các peroxit đã hình thành), cho nên người ta thường bổ sung vitamine E cùng với Se vào trong khẩu phần thức ăn của động vật nuôi).

 

3. Chỉ định

Vitamin E được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Chứng vô sinh của con đực, tăng khả năng tạo tinh trùng.

  • Điều chỉnh sự rối loạn chức năng sinh dục của con cái.

 

4. Liều lượng

Có thể tiêm bắp, cho uống và trộn thức ăn.                                                                     

Liều chung:

Tiêm bắp: 1,5 – 3 mg/kg thể trọng/ ngày

Uống: 1 – 5 mg/kg thể trọng/ngày

 

5. Bổ sung vitamin E cho heo giúp cải thiện chất lượng thịt

Một nghiên cứu tại Anh về tác dụng của vitamin E đối với chất lượng thịt heo đã cho thấy việc bổ sung hàng ngày 500mg vitamin E/kg thức ăn trong 46 ngày có thể giảm thiểu mất nước trong mô Longissimus thoracis (LT) chưa đông lạnh đi 45% và 54% đối với lợn British Landrace (NN và nn), Landrace × Large White (NN và Nn) và Pietrain (nn).

Đối với các loại heo Landrace × Large White Nn có khả năng bị tình trạng thịt PSE (thịt nhạy cảm với ánh sáng, mềm và nhạt màu), việc bổ sung hàng ngày 1000 mg vitamin E/kg thức ăn trong cùng thời gian đã có thể giảm mạnh (P < 0.001) việc giải phóng quá nhiều Ca2+ và ngăn ngừa việc thịt heo bị PSE.

Bằng chứng thực nghiệm cho thấy vitamine E cải thiện chất lượng thịt heo thông qua khả năng ổn định màng tế bào.

 

6. Vitamina AD3E 

Vitamina AD3E là sản phẩm của Livisto chứa thành phần 3 vitamin A, D3 và E Phòng trị thiếu hụt vitamin, tăng sức đề kháng cho vật nuôi.

 VITAMINA AD3E là sự kết hợp các vitamin A, D3 và E ở dạng dung dịch tiêm, nó được hấp thụ và phân phối nhanh chóng và tồn tại lâu dài ở gan.
- Vitamin A ảnh hưởng đến sinh sản và thiếu vitamin A có thể dẫn đến giảm rụng trứng và giảm chất lượng sữa non ở gia súc. Nó cũng cần thiết cho sự hình thành tinh trùng ở con đực và duy trì mang thai ở con cái. Nó cũng quan trọng cho thị giác do tác động của nó lên võng mạc và cần thiết cho việc bảo trì và giữ nguyên vẹn biểu mô. Vitamin A cũng liên quan đến việc ức chế các khối u tăng trưởng.
- Vitamin D3 cải thiện sinh sản ở gia súc và cải thiện hấp thụ can-xi khi bắt đầu tiết sữa, nó tham gia vào quá trình kích hoạt hệ thống vận chuyển tế bào biểu mô ở ruột, do đó làm tăng hấp thụ can-xi và phot-pho.
- Vitamin E đóng vai trò quan trọng như một chất chống o-xi hóa trong cơ thể, bảo vệ các tế bào khỏi bị phá hủy do o-xi hóa. Nó cũng góp phần vào việc cải thiện sinh sản, có chức năng trong hệ cơ và thần kinh và tạo hồng cầu. Vitamin E cũng được xem là tác nhân tăng cường cơ chế miễn dịch của cơ thể, làm tăng đề kháng với các nhiễm trùng do vi-rus và vi khuẩn.

Chỉ định: VITAMINA AD3E được chỉ định phòng ngừa và điều trị tình trạng thiếu hụt các vitamin tan trong dầu, tăng sức đề kháng đối với các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng, hiện tượng vô sinh do thiếu dinh dưỡng ở cả thú đực và thú cái, và mềm xương do thiếu canxi.

Chống chỉ định: Không tiêm đường tĩnh mạch. Không vượt quá liều khuyến cáo, đặc biệt là ở cừu non (có thể gây sỏi thận). 

                                                                

Phòng và trị bệnh lợn nái - Đoàn Thị Kim Dung - Lê Thị Tài

Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi - PGS.TS Tôn Thất Sơn

Received 25 November 1993, Revised 1 February 1994, Accepted 7 February 1994, Available online 7 March 2000.

 

Facebook Linkedin Top