Cart

Phát triển thịt nuôi cấy (thịt nhân tạo) - Brazil trở thành quốc gia dẫn đầu xu thế

Giải quyết nhu cầu protein cho con người bằng việc sử dụng thịt nhân tạo vẫn luôn là một chủ đề thu hút sự chú ý, gây ra nhiều tò mò và tranh cãi cho chúng ta. Không thể phủ nhận độ "hot" của những nghiên cứu này, nếu thành công việc sản xuất thịt nhân tạo sẽ trở thành một bước tiến lớn trong việc xử lý nhu cầu thực phẩm của con người.
Embrapa Swine and Poultry là tổ chức tiên phong tại Brazil nghiên cứu phát triển thịt gà nhân tạo, nghiên cứu về thịt nhân tạo được kiểm soát điều kiện môi trường phòng thí nghiệm. Thành phẩm được cho là giống với Sanami, sản xuất theo đặc điểm của ức gà phi lê, dự kiến sẽ sẵn sàng để thực hiện phân tích dinh dưỡng và cảm quan vào cuối năm 2023. Loại thịt thay thế này tái tạo từ mô động vật trong phòng thí nghiệm từ tế bào của động vật, hứa hẹn đem lại nguồn thịt tương tự với thịt động vật tự nhiên, và trở thành xu hướng tiêu dùng mới.
 
Dự án này đã được xác nhận và tài trợ bởi The Good Food Institute (GFI) - một tổ chức phi chính phủ hoạt động nhằm huy động quỹ cho các dự án toàn cầu. Trong số 22 dự án được lựa chọn vào năm 2021, có năm dự án đến từ Brazil, trong đó có dự án của Embrapa Swine and Poultry.
 
Khi nhu cầu tiêu thụ protein của con người ngày càng tăng cao, hơn nữa nhu cầu và thói quen tiêu thụ protein của con người thay đổi trong những năm gần đây càng thúc đảy mạnh các nghiên cứu khoa học công nghệ để đáp ứng đủ thực phẩm cho con người. Về công nghệ sản xuất mới - protein nuôi cấy là một dự án nổi bật. Tế bào được chiêt xuất từ động vật và được nuôi cấy trong môi trường dưỡng chất trong điều kiện phòng thí nghiệm, sau đó thông qua các thiết bị tạo ra các phản ứng sinh học. Kết quả là protein được tổng hợp. Thịt nuôi cấy làm da dạng hóa ngồn protein cho con người, sản phẩm cuối cùng có thể được sử dụng để sản xuất sản phẩm thịt không hình dạng nhất định như bánh mì kẹp thịt, thịt nguội và thịt viên hoặc thực phẩm có hình dạng như bít tết và phi lê.
 
"Vấn đề này đã được thảo luận trong một thời gian dài, nhưng cho tới hiện tại dự án mới được mở rộng về quy mô vì công nghệ mới trở nên khả thi hơn trong thời gian gần đây, do đó, việc đầu tư vào phát triển loại protein thay thế này đã bắt kịp xu hướng thị trường" giải thích bởi Vivian Feddern, đứng đầu nghiên cứu. Theo cô, lợi ích thu được khi đầu tư vào lĩnh vực thịt nhân tạo đang phát triển rất nhanh như vậy là rất rõ ràng. " Ngoài việc đi trước về công nghệ, chúng tôi cũng có khả năng cung cấp công nghệ sản xuất các loại protein thay thế cho các công ty tại Brazil và các nước nhập khẩu sản phẩm động vật" theo Vivian Feddern.
 
Nghiên cứu của Embrapa lựa chọn thịt gà là đối tượng để nghiên cứu là bởi thịt gà được cho là loại thịt được tiêu dùng phổ biến nhất, và giá trị dinh dưỡng đầy đủ, quan trọng trong chế độ ăn lành mạnh. Một điểm mạnh khác của nghiên cứu đó là tiếp cận được với ngân hàng gene lợn và gia cầm của Embrapa.
 
 

Kỹ thuật và phát triển

Theo Feddern, họ sẽ sử dụng các cấu trúc nanocellulose vi khuẩn ba chiều ban đầu được phát triển tại Đại học Liên bang Santa Catarina (UFSC). Cấu trúc của miếng thịt này có đặc điểm như miếng ức gà (được khử hóa tế bào -decellularized) giống về hình thái và kích thước, do đó chúng sẽ được sử dụng để hỗ trợ việc nuôi cấy tế bào. Các tế bào sẽ được đặt trong cellulose thông qua kỹ thuật thấm dẫn (perfusion technique), tương tự như quá trình sử dụng để tái tạo tế bào. Giai đoạn nghiên cứu hiện tại là tối ưu hóa độ bám dính và sinh trưởng của tế bào trong môi trường cellulose. "Có nhiều cách khác nhau để chuyển tế bào vào mô để cố định và phát triển, Chẳng hạn như việc nuôi cấy tế bào trong môi trường có hoặc không có microcarriers", Feddern bổ sung. Để nghiên cứu ra loại thịt giống thịt gà không xương vẫn còn một phương án khác mà các nhà nghiên cứu hi vọng có thể tiếp tục vào năm 2023.
 

Luật pháp và tiêu dùng

Thị trường tiêu thụ thịt thế giới đang phát triển mạnh mẽ, theo cơ quan OECD và FAO, ước lượng lượng thịt tiêu thụ vào năm 2026 vào khoảng 131 triệu tấn. Trong nghiên cứu, dữ liệu này cho thấy một kịch bản đầy hứa hẹn cho các doanh nhân tìm kiếm các công nghệ sản xuất thay thế thịt, chẳng hạn như thịt nuôi cấy. "Mặc dù nghiên cứu về thịt gà còn mới hơn các nghiên cứu trước đó về sản phẩm thịt bò, nhưng những nghiên cứu đã được nỗ lực thực hiện trong thời gian gần đây và nhiều công ty đã được thành lập tại nhiều địa điểm trên khắp thế giới." Feddern phát biểu. Các quốc gia đã nghiên cứu thịt gà nuôi cấy bao gồm Canada, Cộng hòa Séc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Israel, Pháp, Nam Phi và Thụy Sĩ.
 
Vào năm 2020, Singapore đã thông qua luật buôn bán sản phẩm gà cốm do Eat Just sản xuất. Vào năm 2022, tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã cấp phép cho Upside Foods của California đối với thịt gà nuôi cấy. Tại Hà Lan, cũng vào năm 2022, quốc hội đã hợp pháp hóa việc nếm thịt được nuôi trong điều kiện có kiểm soát, điểm đặc biệt là đây cũng là quốc gia đầu tiên cung cấp món bánh mì kẹp thịt bằng thị nuôi cấy do Mark Post nuôi cấy vào năgm 2013 trước sự chứng kiến của 200 nhà báo và học giả. Post cũng là một trong những người sáng lập của công ty thịt nuôi cấy có trụ sở tại Hà Lan mang tên Mosa Meat.
 
Mặc dù chưa được buôn bán sản phẩm thịt nuôi cấy, tại một số nhà hàng tại một số quốc gia, chẳng hạn như Israel, vẫn có thể thưởng thức được món thịt này tại các nhà hàng, nơi có danh sách nếm thử cho khách hàng đặt trước.
 
Ở Brazil, vẫn chưa có luật về chủ đề này, nhưng Kế hoạch Quốc gia về Protein Thay thế (PNPA) đang được Bộ Nông nghiệp và Chăn nuôi xây dựng.
 
Kế hoạch này bao gồm được thực hiện trên thực phẩm và các thành phần dựa trên protein từ thực vật, côn trùng, nấm, tảo và các nguồn thay thế khác thu được bằng các phương pháp sản xuất, quy trình lên men, nuôi cấy tế bào và quy trình đổi mới đã được thiết lập.
 
Pháp luật cần phải tiến xa hơn, theo như ý kiến của nhà nghiên cứu. 'Một số công ty như BRF, JBS và Cellva Ingredients đã bắt đầu đầu tư vào nghiên cứu để sản xuất thịt nhân tạo và các thành phần như mỡ lợn nuôi cấy. Hầu hết đều tập trung vào các sản phẩm không có hình dạng như hamburger, khác với dạng thịt khác cần có hình dạng nhất định. Vì quy trình này phức tạp hơn, việc nghiên cứu ra loại thịt có hình dạng vẫn đi trên một con đường dài để đi tới thành phẩm".
 

Điểm thu hút của sản phẩm thịt nuôi cấy

Một trong những thách thức của nghiên cứu là tìm được hướng sản xuất để có nguồn thực phẩm cung cấp đủ cho số lượng dân số đang ngày một tăng như hiện nay. "Cách chăn nuôi truyền thống có những tác động xấu đến môi trường, bao gồm việc sử dụng đất và nước, can thiệp vào đa dạng sinh học và phát thải khí nhà kính (GHG), những tranh cãi về vấn đề này diễn ra liên tục trong giới khoa học ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, thịt nuôi cấy được xem là một phương án để đối phó với vấn đề này," Feddern khẳng định. 
 
Dựa trên khái niệm về "một sức khỏe" (one health), bao gồm sự kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe con người, động vật và môi trường, có thể giảm thiểu tác động môi trường đối với việc chăn nuôi truyền thống. Việc nuôi cấy thịt trong môi trường vitro, trong môi trường trơ, được kiểm soát về mặt vật lý, hóa học và vi sinh vật" những nhà nghiên cứu đã chỉ ra. Ngoài ra việc sử dụng thịt nuôi cấy cũng làm giảm thiếu thậm trí là loại bỏ việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, một chủ đề được thảo luận rộng rãi trong sản xuất thịt.
 
Thịt nuôi cấy trở thành một lựa chọn thay thế cho sản xuất thịt truyền thống, tuy nhiên việc sử dụng thịt nuôi cấy không thay thế hoàn toàn thịt động vật được sản xuất truyền thống mà sẽ tồn tại song song giữa cả hai hình thức sản xuất. Sản xuất các sản phẩm thịt trong điều kiện in vitro đóng góp vào cung ứng protein khi dân số đang tăng nhanh, và có khả năng thay đổi hoàn toàn ngành kinh doanh protein thịt, với tác động lớn đến môi trường, sức khỏe con người và quyền lợi động vật. Ngoài ra, thịt nuôi cấy có khả năng giảm bớt mối quan ngại đạo đức, môi trường và sức khỏe công cộng khi sản xuất thịt truyền thống, bao gồm phát thải khí nhà kính, sử dụng đất và nước, sự kháng kháng sinh, các bệnh lây truyền qua thực phẩm và bệnh lây truyền giữa người và động vật, cũng như việc giết mổ động vật.
 

Ngân hàng dữ liệu sinh học để tối ưu kết quả nghiên cứu

Dự án được ước định hai giải pháp đổi mới. Trong đó một phương pháp nhắm đến việc phát triển "Phương pháp để thu được điều kiện tối ưu để nuôi cấy vi khuẩn sản xuất nanocellulose vi khuẩn với mục tiêu tạo ra một dòng thương mại có tính khả thi và độ tin cậy cao."
 
Trong dự án này, các nhà nghiên cứu làm việc với tế bào gốc của con trưởng thành và tế bào gốc phôi thai,=; tế bào cơ; tế bào sợi đàn hồi và tế bào mỡ gà. Trong quá trình phát triển, họ nhận thấy cần phải tạo ra một ngân hàng dữ liệu tế bào gà để đáp ứng nhu cầu thị trường thịt nuôi cấy. Theo Bastos, ngân hàng dữ liệu tế bào có thể giảm thiểu đáng kể nhu cầu tái tạo lặp đi lặp lại các nền tế bào chính và cho phép ngành công nghiệp tế bào tiếp cận với các dòng tế bào ổn định, có thể tái sản xuất và nhất quán trong quá trình phát triển sản phẩm thịt nuôi cấy.

Việc tạo ra ngân hàng dữ liệu tế bào được tổ chức vào ngày kỷ niệm Cultured Meat Day (ngày kỷ niệm thịt nuôi cấy) lần thứ 1, do Embrapa Pork and Poultry tổ chức vào tháng 8 năm 2022. Sự kiện đã tập hợp các chuyên gia từ các công ty thực phẩm, các doanh nghiệp khởi nghiệp, chính phủ, doanh nghiệp thiết bị, cũng như các doanh nhân và sinh viên từ nhiều lĩnh vực kiến thức khác nhau tới để trao đổi và thảo luận và tìm kiếm có hội hợp tác.

Họ cũng chỉ ra rằng sẽ không có không có trở ngại nào trong việc cấp phép và cho phép sử dụng dòng tế bào có nguồn gốc động vật trong chương trình nhân và cải tiến gene của Embrapa. Bà cũng đưa ra nhận xét "Việc tạo ra một ngân hàng sinh học thể chế tại Embrapa với các dòng tế bào được đặc trưng và dành riêng cho các sản phẩm thịt nuôi cấy có thể được cấp phép, điều này làm giảm đáng kể rào cản ngăn cản các nhà nghiên cứu, hay các starup và các đối tác khác quan tâm đến thịt nuôi cấy".

Khách hàng có cảm nhận gì về thịt nuôi cấy

Trong khảo sát của nhóm Embrapa Heo và Gia cầm về cảm nhận của người tiêu dùng trong bối cảnh hậu đại dịch hiện nay, họ quan sát thấy rằng những người tham gia sẵn sàng thử thịt nuôi cấy và coi đó là một xu hướng tích cực. Tuy nhiên, họ có những nghi ngờ về tính an toàn, giá trị dinh dưỡng, hương vị, hình thức và cách thức sản xuất sản phẩm mới này. 

Feddern cho biết thêm: “bổ sung kiến thức cho người tiêu dùng về loại thực phẩm mới này là điểu tối quan trọng để họ chấp nhận thịt nuôi cấy được sử dụng trong bữa ăn của họ" 

Cuộc khảo sát được tiến hành từ tháng 2 năm 2022, dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi điện tử bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Nó cũng chứa một video dài 8 phút giải thich các ưu và nhược điểm của thịt nuôi cấy và một câu hỏi tự luận yêu cầu người tham gia giải thích lý do tại sao họ sẽ không sử dụng sản phẩm thịt nuôi cấy.

Nghiên cứu cũng thực hiện về các khía cạnh tiêu dùng khác như thói quen và ý định sử dụng thịt nuôi cấy của cư dân các thị trấn nằm ở miền Nam Brazil có dân số dưới 150.000 người.

Chủ đề này vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, ngay cả trong giới khoa học. Nghiên cứu phân tích cho rằng nguyên nhân của tranh cãi do sản phẩm này vẫn chưa xuất hiện trên thị trường Brazil. "Lập luận này gây ra nhiều tranh cãi tuy nhiên Brazil là một quốc gia cung cấp protein lớn nhất thế giới, sễ luôn quan tâm và đi đầu trong bất kỳ chủ để nào liên quan đến sản xuất thịt" trưởng nhóm nhấn mạnh nhà nghiên cứu của dự án. Feddern kết luận: "với ý tưởng đặc biệt này Brazil có thể đóng góp vào việc sản xuất thịt và nguyên liệu, và Embrapa có thể cung cấp một ngân hàng sinh học có thể hỗ trợ các công ty hoặc các starup, hãy chờ đợi sản phẩm mới này xuất hiện trên thị trường".

 

Nguồn: thepoultrysite

 

 

 

 
 
 
 
Facebook Linkedin Top