Theo thông tin cập nhật từ Hệ thống quản lý dịch bệnh động vật Việt Nam (VAHIS) - Cục Thú y; từ ngày 01/01/2023 đến ngày 19/07/2023, trên địa bàn cả nước đã xảy ra 189 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 98 huyện thuộc 34 tỉnh, làm tổng số 7.051 con lợn chết và tiêu hủy. Bẵng đi một thời gian, ngưỡng tưởng công cuộc khống chế dịch đã ổn thì thời gian gần đây, Dịch tả lợn Châu Phi lại có nguy cơ bùng phát trở lại.
Tính đến ngày 18/9, đã có 102 con heo của 11 hộ dân bị chết và buộc phải tiêu hủy với tổng trọng lượng gần 3.000 kg tại Hà Giang. Ngay lập tức Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Giang đã có những biện pháp ngăn chặn dịch như cử cán bộ xuống trực tiếp xử lí ổ dịch, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại nơi có dịch cũng như các vùng lân cận, xử lí nghiêm các trường hợp giấu dịch, bán tháo bán chạy sản phẩm nghi nhiễm bệnh - nhiễm bệnh, vứt xác động vật mắc bệnh ra môi trường. Ngoài ra cán bộ thú y tỉnh cũng hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn heo…
Lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
( Đối với hành vi vận chuyển động vật mắc bệnh, sản phẩm hoặc chất thải của động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang được công bố ra khỏi vùng có dịch khi không được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng.)
96 con lợn mắc bệnh và buộc phải tiêu hủy đó là số lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi từ đầu năm đến nay tại Lào Cai, hơn thế nữa, toàn bộ số lợn tại trang trại có lợn mắc bệnh cũng buộc phải tiêu hủy, gây nên thiệt hại kinh tế không nhỏ cho bà con. Đặc biệt, khoảng 1 tháng nay, dịch tả heo châu Phi tại Lào Cai có chiều hướng diễn biến phức tạp. Riêng trong tháng 8, huyện Bát Xát phát sinh thêm 2 ổ dịch mới ở xã Y Tý và Cốc Mỳ. Mặc dù đã được khoanh vùng, xử lý ngay nhưng các ổ dịch vẫn chưa dứt điểm và được cảnh báo có nguy cơ lây lan trên diện rộng.
Còn tại Bắc Kan, có vẻ số ca mắc dịch tả lợn Châu Phi cao hơn các tỉnh khác, Từ ngày 26/7 đến hết tháng 8, tổng số heo mắc bệnh, bị chết và tiêu hủy là 187 con. Xảy ra tại 3 tỉnh là Na Rì, Pác Nặm và Ngân Sơn.
Báo cáo của Cục Thú y cho thấy, trong tháng 8/2023, cả nước phát sinh 33 ổ dịch tả heo châu Phi tại 15 tỉnh, thành phố. Tổng số heo bị tiêu hủy là 1.288 con. Từ đầu năm đến nay, cả nước phát sinh 264 ổ dịch tại 38 tỉnh, thành phố; tổng số heo bị tiêu hủy là 10.468 con. So với cùng kỳ năm 2022, số ổ dịch giảm 74,41%; số heo phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 79,13%. Hiện, cả nước vẫn còn nhiều ổ dịch chưa qua 21 ngày.
Thực hiện tiêu hủy lợn mắc bệnh theo quy định
Nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh dịch tả heo châu Phi có giảm hơn so với năm ngoái, thế nhưng nguy cơ dịch tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới vẫn luôn hiện hữu. Để dịch được khống chế hiệu quả nhất thì cần sự phối hợp chặt chẽ của người chăn nuôi cùng các cán bộ thú y do virus gây bệnh có khả năng tồn tại lâu ngoài môi trường, đường lây truyền phức tạp. Thêm nữa, chăn nuôi tại nước ta chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa đảm bảo quy trình an toàn sinh học, thời tiết giao mùa khiến sức đề kháng con vật giảm cũng là điều kiện thuận lợi để virus tấn công.
Theo ước tính đến thời điểm cuối tháng 8/2023, tổng số lợn của cả nước tăng khoảng 3,3% so với cùng thời điểm năm 2022. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, dịch tả lợn châu Phi có xu hướng quay trở lại tại một số địa phương.Hiện tại, có 2 loại vaccine phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên thị trường đó là: NAVET-ASFVAC của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương NAVETCO và AVAC ASF LIVE của Công ty cổ phần AVAC Việt Nam. Bà con có thể tham khảo ạ
Nguồn tổng hợp