Cart

Giống bò cao sản BBB tăng trọng nhanh và ít bệnh

Giống bò cao sản BBB có nguồn gốc từ Bỉ, được mệnh danh là "cỗ máy" sản xuất thịt. Khối lượng con đực từ 900 - 1250kg, khối lượng con cái từ 600 - 800 kg. Giống bò BBB được khuyến khích chăn nuôi vì đem lại hiệu quả kinh tế cao

Giống bò 3B

1. Đặc điểm

Đây là giống bò có nguồn gốc từ Bỉ

Đặc điểm ngoại hình: loang lổ màu trắng xen xanh xám, cơ bắp phát triển đặc biệt là vùng đùi sau và cơ mông (phát triển hơn 40% so với bò thông thường)

Nhược điểm của bò BB: đàn hồi của xương chậu ở bò cái kém phát triển, nên ở Bỉ trên 90% bò cái phải mổ để lấy thai.

Giống bò BBB là giống bò siêu thịt của thế giới và khi được đưa vào phát triển ở Việt Nam giống bò này cho thấy khả năng thích nghi tốt và cho năng suất cao.

 

2.Năng suất

 
Tăng trọng trung bình1.3kg/ngày
Tỉ lệ thịt xẻ  66 - 77%
Tỉ lệ thịt tinh/thịt xẻ78%
Tuổi đẻ lứa đầu32 tháng
Thời gian mang thai280 ngày
Tỉ lệ đẻ hàng năm 80%
Khoảng cách lứa đẻ14 tháng

 

Giống bò BBB đã được nuôi thử nghiệm thành công tại Hà Nội. Bê lai BBB1 tháng tuổi có thể bán được 14-15 triệu đồng/con. đế 18 tháng bán được từ 35-40 triệu đồng/con

Chọn bò cái:

Chọn bò có nguồn gốc rõ ràng. Chọn bò cái lai nhóm Zêbu (Red Sindhi, Brahman,...) có tầm vóc lớn, trọng lượng từ 280 kg trở lên và đã đẻ từ lứa 2 đến lứa 6. Bò cần có thể chất khỏe mạnh, ngoại hình cân đối, lông óng mượt, da mềm, đầu cổ linh hoạt, mắt sáng, mõm bẹ, bộ răng còn tốt, lưng dài và thẳng, mông nở, chân thẳng, bước đi vững chãi, chắc chắn.

Không nên sử dụng bò có tầm vóc nhỏ vì dễ dẫn tới khó đẻ

 

Lưu ý chăm sóc bò BBB

  • Bê lai BBB có tốc độ tăng trưởng nhanh, khối lượng thức ăn tiêu thụ cao, cần cho ăn hàng ngày tối thiểu đạt 2.5% khối lượng cơ thể. Nên cân đối khẩu phần hoàn chỉnh trên cơ sở phối trộn 55 - 60% thắc ăn thô, với 40 - 45% thức ăn tinh (tính theo vật chất khô trong khẩu phần).
  • Rà soát lại cá khâu kỹ thuật, dinh dưỡng, xây dựng chế độ vỗ béo trong 4 tháng cuối (tháng 18-22).

 

Thành công trong mô hình nuôi bò BBB 

Bò BBB ham ăn, tăng trọng nhanh, ít dịch bệnh. Ảnh: Võ Dũng.

Bò cao sản BBB, ham ăn, tăng trọng nhanh và ít bệnh

Năm 202, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hỗ trợ 2 hộ dân tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong và xã Gio Châu, huyện Gio Linh triển khai mô hình nuôi bò BBB thâm canh, quy mô 10con/hộ. Trọng lượng ban đầu đầu 180 - 200 kg/con.

Nguồn thức ăn cỏ và ngô sinh khối, thức ăn được ủ mem. Thức ăn dự trữ là rơm khô và các phụ phẩm trong những ngày mưa rét. Kỹ thuật này được áp dụng cho nuôi bò BBB giúp bò phát triển mạnh mẽ ít dịch bệnh và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Ông Trần Hữu Vũ, người được hỗ trợ thực hiện mô hình này cho hay: Bò BBB là giống bò ham ăn, chống chịu khá với dịch bệnh. Đặc biệt, bò BBB tăng trọng nhanh, vai, mông nở, tỉ lệ xẻ thịt cao nên được các thương lái rất ưa chuộng

Kết hợp với việc cho ăn đều đặn đủ dinh dưỡng bao gồm rơm rạ và thứca ăn đủ lên men, tinh bột, tiêm phòng vắc-xin đầy đủ, bò đã tăng trọng trung bình 30kg/con/tháng. Trọng lượng bò sau 10 tháng đạt  trung bình 520kg/con.

Với giá bán 83.000 đồng/kg hơi, ông Vũ đạt trên 430 triệu, lãi ròng 100 triệu đồng.

Ông vũ chia sẻ “Mô hình này gần như không bỏ đi thứ gì. Phân bò sẽ được ủ hoa mục để bón cho ngô sinh khối, cỏ voi. Mô hình thực sự hiệu quả, bò tăng trọng nhanh và các phụ phẩm nông nghiệp không bị bỏ phí. Vấn đề là người chăn nuôi phải đảm bảo chuồng trại luôn luôn thoáng mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và tiêm phòng vacxin định kỳ”, 

 

Nuôi bò BBB thâm canh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Ảnh: Võ Dũng (Báo Nông Nghiệp)

 

Trong giai đoạn 2020-2023, Quảng Trị đã tập trung phát triển ngành chăn nuôi bò với ưu tiên cho giống bò BBB và đã hỗ trợ phối giống thành công cho gần 15.600 con bò nái lai Zebu 50-75% máu ngoại. Mỗi năm, đàn bò này sinh ra hơn 4.000 con bê lai BBB, có tốc độ phát triển nhanh, trọng lượng lớn, và mang lại hiệu suất kinh tế cao gấp đôi so với bò lai Zebu. Các mô hình nuôi bò BBB thâm canh tại xã Triệu Trạch và Gio Châu đều đạt kết quả tương đương sau khoảng 10 tháng nuôi, giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân và cải thiện chất lượng đàn bò địa phương.

 

Nguồn: Nhà chăn nuôi/ báo Nông nghiệp

 
Facebook Linkedin Top