Cart

LIỆU THỊT LỢN CÓ NÊN ĐƯA VÀO CHÍNH SÁCH BÌNH ỔN GIÁ?

Tham gia ý kiến trong phiên thảo luận tại hội trường sáng ngày 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh cho biết vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về danh mục hàng hóa, dịch bình ổn giá trong quá trình xem xét thông qua Luật Giá.

"Nhiều cử tri phản ánh việc đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá là khó khả thi", đại biểu cho biết. 

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Ảnh: Quochoi.vnĐại biểu Nguyễn Thị Kim Anh - Ảnh: Quochoi.vn

Theo đại biểu, so với các thực phẩm khác, thịt lợn không phải là mặt hàng thiết yếu nhất, xu hướng tiêu dùng của người Việt đã có sự thay đổi đa dạng hơn, có sự chuyển dịch sang tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm thủy sản, trứng, thịt gia cầm và thịt bò.

Đã mắt với 9 mâm cơm ngày hè giúp mẹ trổ tài, con si mê

Ảnh minh hoạ (mxh)

 
 Điều này hoàn toàn đúng vì theo một nghiên cứu cho thấy mức tiêu thụ thịt heo trung bình của người Việt Nam đã giảm trong những năm gần đây. Năm 2018, mỗi người dân Việt Nam tiêu thụ trung bình 31,4 kg thịt heo, đến năm 2022 mức tiêu thụ giảm còn 23,5 kg. Như vậy, gần 8 kg thịt đáng lẽ phải tiêu thụ cho thịt heo đã được người tiêu dùng chuyển sang hải sản, thịt gia cầm và thịt bò. Nhưng vẫn là mặt hàng thiết yếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Theo quan điểm cá nhân, tại quê nhà cứ một tuần thì có ba đến bốn bữa là thịt heo, vì giá thành vẫn hợp lý với mức thu nhập trung bình của người dân hơn.
 
Đại biểu cũng cho biết, rất khó để tính giá thành chăn nuôi lợn, do thực trạng chăn nuôi ở nước ta chủ yếu quy mô nhỏ lẻ với hàng triệu hộ chăn nuôi, năng suất chăn nuôi còn thấp.
 
Gia Lai: "Làn sóng" các tập đoàn lớn muốn đầu tư nuôi heo, nuôi bò thịt công nghệ cao - Ảnh 1.
Các trang trại ngày càng có quý mô lớn và trang bị công nghệ cao
 
 Từ một điều tra vào năm 2022, theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), cả nước hiện có 20.843 cơ sở, trang trại chăn nuôi lợn quy mô từ 10 con trở lên với khoảng 11,7 triệu con, chiếm 41,6% so với tổng đàn lợn của cả nước; 16 doanh nghiệp và đơn vị chăn nuôi lợn quy mô lớn, đạt 5,8 triệu con, chiếm 20,7% tổng đàn. Trước kia các hộ nhỏ nuôi nhiều nhưng sau dịch Dịch tả lợn châu Phi xảy đến, số lượng người chăn nuôi nhỏ đã giảm đáng kể. Tuy gặp không ít khó khăn nhưng các tập đoàn đã ngày càng đẩy mạnh quy mô trại của mình, bên cạnh đó các khu chăn nuôi an toàn sinh học với quy mô lớn cũng đang được hình thành. 
 
 
 
Tiếp tục với dẫn chứng của ĐBQH, Dịch tả lợn châu Phi vẫn là thách thức tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu chính như tỷ lệ tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ chết cao. 
 
 Dịch tả lợn Châu Phi vẫn là một bài toán 'chưa' có lời giải hoàn hảo từ 2018 cho đến nay. Tại sao nói là 'chưa', vì mặc dù đã có những Vaccine DTLCP được tung ra thị trường nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong đợi. 

 

Mặc dù chưa được hoàn hảo nhưng đây là giải pháp duy nhất để ngăn cản căn bệnh này. Hãy hi vong có thêm Vaccine DTLCP sẽ có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Phần lớn khoảng 80% thịt lợn được bán tại các chợ truyền thống nên việc áp dụng chính sách tính toán giá thành, hỗ trợ nguồn vốn dự phòng, hỗ trợ giá khi giá bán dưới giá thành, can thiệp vào giá là rất khó. "Bên cạnh đó, để thực hiện chính sách bình ổn giá đối với hàng hóa như thịt lợn thì cần nguồn kinh phí khá lớn, trong khi ngân sách đang rất khó khăn", đại biểu phân tích thêm. "Trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá".

Theo đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh, vì những lý do trên, một số hiệp hội ngành hàng về chăn nuôi đề nghị cần đánh giá tác động kỹ lưỡng, thận trọng và tính khả thi khi đưa thịt lợn vào danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá trong dự án Luật Giá. 

Vậy theo bạn thịt lợn có hay không cho vào chính sách bình ổn giá?

Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp căn cơ, hiệu quả để điều tiết thị trường thực phẩm thiết yếu nói chung, thịt lợn nói riêng.

Cụ thể, Chính phủ sớm tổ chức triển khai điểm a khoản 1, Điều 4 chính sách của Nhà nước về chăn nuôi tại Luật Chăn nuôi. Trong đó, quy định Nhà nước đầu tư cho hoạt động dự trữ sản phẩm chăn nuôi phù hợp của từng thời kỳ.

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

Các đại biểu tham gia phiên thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

"Chính sách đã rõ, việc cần làm ngay là Chính phủ tổ chức thực thi chính sách này trên thực tế, dành nguồn lực thỏa đáng để hỗ trợ đầu tư với phương thức phù hợp, chẳng hạn như có chính sách phù hợp để hỗ trợ một số doanh nghiệp xây dựng kho lạnh, nhà máy giết mổ đảm bảo tiêu chuẩn dự trữ thịt gia súc, gia cầm để điều tiết giá. Khi giá xuống dưới mức cảnh báo sẽ bổ sung dự trữ thịt lợn, để hạ nhiệt đà tăng giá thì xả kho dự trữ", đại biểu chỉ ra.

Cùng với đó, đại biểu cũng cho rằng cần có chính sách hiệu quả, đảm bảo cân đối cung cầu, hỗ trợ nông dân tái đàn, đồng thời cần tăng cường giám sát để điều tiết năng lực sản xuất cùng giá cả nhằm giữ ổn định thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích của người chăn nuôi và người tiêu dùng vì mục tiêu an sinh hướng tới xuất khẩu.

Để quản lý, điều tiết thị trường hiệu quả, một nhiệm vụ quan trọng là phải tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ, hiện đại trên cơ sở tôn trọng quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển và vận hành thông suốt, hiệu quả các loại thị trường, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng, minh bạch giữa các loại hình doanh nghiệp, quản lý giá theo cơ chế thị trường, giảm tối đa các biện pháp hành chính.

            Nguồn : Tổng Hợp
 
Facebook Linkedin Top